Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nam Mỹ đang nhanh chóng trở thành nơi dẫn đầu toàn cầu về dầu ngoài khơi

 

Nam Mỹ đã có một bước nhảy vọt trong việc cắt giảm chi phí kể từ năm 2013, khi nơi đây là khu vực đắt đỏ nhất thế giới về chi phí sản xuất dầu khí nước sâu. Chi phí hoạt động (opex) trung bình cho mỗi thùng tương đương dầu đã giảm hơn một nửa kể từ đó, từ khoảng 26 USD xuống còn 12,7 USD vào năm 2020, một báo cáo của Rystad Energy cho thấy. Khu vực này cũng có mức giảm chi phí lớn nhất trên toàn cầu trong năm nay, cả về tỷ lệ tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm.

Chi phí hoạt động nước sâu của Nam Mỹ, chủ yếu do Brazil dẫn dắt, chiếm khoảng 99% chi phí khai thác của lục địa này từ năm 2013 đến năm 2020. Riêng công ty dầu khí nhà nước Brazil, Petrobras đã chiếm gần 88% chi phí hoạt động nước sâu của Nam Mỹ. Do đó, việc tập trung cắt giảm chi phí vào Brazil là hợp lý để có được tác động lớn nhất.

Một trong những yếu tố giúp Brazil tiết kiệm chi phí hoạt động là Petrobras chuyển đổi dịch vụ kho chứa nổi xử lý và xuất dầu thô (FPSO). Khi hãng này bắt đầu sản xuất tại các lưu vực tiền muối, họ đã chọn thuê phần lớn đội tàu của mình, điều này khiến chi phí hoạt động tăng vọt. Trong năm 2015–2016, công ty bắt đầu đặt FPSO do họ sở hữu nhiều hơn.

Con số của chúng tôi cho thấy Petrobras đã tăng sở hữu thêm 16 đội FPSO trong khi giảm sáu FPSO được thuê từ năm 2013 đến năm 2020. Tám trong số 10 mỏ dầu ở Brazil với các năm mới thành lập từ 2018 đến 2020 đã được khai thác thông qua FPSO được sở hữu trong khi hai mỏ dầu còn lại sử dụng các tàu đi thuê, khẳng định sự chuyển dịch của nước này từ tàu thuê sang sở hữu tàu.

Bị thúc đẩy bởi sự biến động thị trường do Covid-19 hiện tại và sự hỗn loạn trong ngành năng lượng, Petrobras cũng đã cắt giảm khoảng 22% số lượng nhân viên của mình trong năm nay thông qua các chương trình thu mua lại. Công ty có kế hoạch đạt mức cắt giảm tổng chi phí khoảng 2 tỷ đô la vào năm 2020 bằng cách giảm chi phí đầu tư và loại bỏ không gian văn phòng không cần thiết.

Một động lực quan trọng khác dẫn đến giảm opex ở Nam Mỹ là giá trị đồng real Brazil (BRL) giảm 55,2% so với Đô la Mỹ (USD) kể từ năm 2013. Điều này đã làm giảm opex trên mỗi thùng do chi phí phát sinh là BRL nhưng được thanh toán bằng USD. Do đó, đồng real giảm giá đã giúp bù đắp áp lực lạm phát giá cục bộ đối với hàng hóa và dịch vụ nói chung.

Petrobras cũng đã tăng sản lượng khai thác dầu và khí đốt từ năm 2013 đến năm 2020, điều này đã dẫn đến chi phí trên mỗi thùng giảm hơn nữa nhờ lợi thế về quy mô. Nhìn vào điều này từ góc độ toàn cầu và chung chung hơn, các mỏ dầu đang sản xuất thường có nhiều khả năng có chi phí thấp hơn.

Ngoài các yếu tố nêu trên, danh mục các mỏ dầu đang sản xuất ở Nam Mỹ ngày càng trẻ hóa - và các mỏ dầu mới hơn yêu cầu bảo trì ít hơn so với các mỏ dầu đã già thường có chi phí hoạt động cao hơn. Hơn 110 mỏ dầu già đã bị bỏ hoang trên lục địa trong tám năm qua, với các mỏ dầu mới hiện chiếm hơn một nửa tổng sản lượng ở Nam Mỹ so với 17% từ các mỏ dầu rất cũ. Nhìn chung, tỷ trọng sản xuất từ ​​các mỏ dầu đã đi qua một nửa vòng đời đã giảm đáng kể ở Nam Mỹ kể từ năm 2013. Sẽ rất thú vị khi xem hồ sơ chi phí của Brazil và Petrobras khi việc từ bỏ các mỏ dầu cũ hơn bắt đầu trong vài năm, do quốc gia này thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

“Nhìn về tương lai, chúng tôi kỳ vọng chi phí khai thác dầu nước sâu trên mỗi thùng sẽ tương đối ổn định từ năm 2020 đến năm 2021. Tuy nhiên, sau năm 2021, chúng tôi dự đoán chi phí sản xuất tăng khoảng 4 đô la trên mỗi thùng tương đương dầu, giữ ở mức đó cho đến năm 2024 với mức tăng khoảng 1 đô la vào năm 2025, “Phó Chủ tịch Nghiên cứu Dịch vụ Năng lượng của Rystad Energy- Matthew Fitzsimmons cho biết.

Sự không chắc chắn do Covid-19 gây ra có nghĩa là các công ty dịch vụ, hãng khai thác và nhà đầu tư sẽ tiếp tục xem xét ngân sách của họ và tránh xa bất kỳ dự án không sinh lời hoặc rủi ro cao nào trong những tháng và năm tới. Do giá dầu Brent giao ngay nhìn chung thấp và hỗn loạn trong năm nay, nên các khoản đầu tư và dự án không đáp ứng các tiêu chí về chi phí và rủi ro do các công ty đưa ra có thể bị trì hoãn.

Do đó, việc đạt được mức chi phí thấp nhất có thể sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, mặc dù thực tế là việc cắt giảm chi phí giống như đã từng thấy trong năm 2014–2016 là khó có thể xảy ra vì nhiều trong số các tiềm năng đã cạn kiệt. Các chiến lược giảm chi phí được áp dụng bởi Nam Mỹ, và cụ thể hơn là Brazil, có thể như một lộ trình cho các khu vực và quốc gia đang gặp khó khăn khác.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM