Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Năm 2019 có thể tạo dựng hay phá vỡ OPEC

Khi OPEC + đồng ý bắt đầu cắt giảm sản lượng dầu thô một lần nữa vào tháng 12, thì hầu như không ai trong nhóm nghĩ rằng sức ảnh hưởng của tin này đối với giá hóa ra sẽ là mờ nhạt như bậy. Phải mất một thời gian để chấp nhận thực tế rằng lần này, có quá nhiều nhà kinh doanh lo lắng về tương lai của nhu cầu dầu và không muốn đầu cơ với dầu. Bây giờ OPEC đang phải đối mặt với một năm khó khăn nữa, thậm chí có thể còn cam go hơn so với năm 2016, và có thể cần phải giảm sản lượng nhiều hơn nữa để có hiệu quả.

“JP Morgan đã nói trước cuộc họp OPEC vào đầu tháng 12, rằng nếu OPEC không thực sự cắt giảm hơn khoảng 1,2 triệu thùng mỗi ngày và họ chỉ cắt giảm cho nửa đầu năm chứ không phải cho cả năm, thì chúng ta có thể hướng về kịch bản giá dầu thấp, đó là 55 đô la cho Brent năm 2019”, người đứng đầu ngân hàng đầu tư dầu khí cho châu Á-Thái Bình Dương nói với CNBC trong tuần này.

CEO Ryan Lance của ConocoPhillips nói với Bloomberg, cũng trong tuần này rằng “Chúng tôi dự đoán thị trường dầu vẫn không ổn định, một phần do sản xuất đá phiến linh hoạt ở Bắc Mỹ có thể tăng và giảm nhanh chóng để đáp ứng với những thay đổi về mức độ đầu tư”.

Tất nhiên, sản xuất đá phiến Bắc Mỹ là thách thức số một đối với các kế hoạch của OPEC. Hai năm trước thì dễ dàng hơn: không ai chắc chắn chính xác sản xuất dầu đá phiến cũng như cắt giảm của OPEC hoạt động có thể linh hoạt như thế nào, được hỗ trợ bởi triển vọng kinh tế toàn cầu sáng sủa hơn. Bây giờ, mọi thứ đã khác. Sản lượng đá phiến đang tăng lên bất chấp giá rớt và mặc dù điều này có thể thay đổi nếu giá giảm hơn nữa hoặc duy trì ở mức hiện tại lâu hơn, nhưng điều này không chắc chắn chút nào: trong tuần cuối cùng của tháng 12, sau khi giá đang trên đà giảm trong ba tháng, các công ty khai thác của Mỹ tiếp tục bổ sung thêm giàn khoan.

Tuy nhiên, không phải chỉ có sản xuất của Mỹ tăng lên trong năm ngoái: sản lượng của Nga cũng đạt kỷ lục mới trong năm 2018, ở mức 11,16 triệu thùng/ngày, khiến nó trở thành nước sản xuất lớn thứ hai sau Hoa Kỳ. Saudi cũng đã bơm ở mức kỷ lục hơn 11 triệu thùng/ngày trong nhiều tháng sau quyết định của OPEC + vào tháng 6 để dừng việc cắt giảm để kiềm chế giá. Đây là bối cảnh mà OPEC + đã đồng ý các cắt giảm mới, thấp hơn 600.000 thùng/ngày so với thỏa thuận năm 2016. Không có gì đáng ngạc nhiên khi sự hoài nghi đang lan tràn.

Một số nhà phân tích tin rằng một khi các cắt giảm có hiệu lực vào đầu năm mới, ảnh hưởng đến giá sẽ được cảm nhận. Nhưng Scott Darling của JP Morgan hóa ra có thể trở nên đúng: hôm qua, tin tức rằng Ả Rập Xê Út đã giảm xuất khẩu dầu thô nửa triệu thùng mỗi ngày chỉ đẩy giá lên được ngắn ngủi trước khi cả Brent và West Texas Intermediate chùn bước và lại trượt xuống.

Mặc dù sáu tháng có thể đủ để giảm sản lượng của OPEC và các đối tác 1,2 triệu thùng/ngày theo thỏa thuận, nhưng nếu sản lượng của Hoa Kỳ tiếp tục tăng với tốc độ hiện tại, nó có thể sẽ bù đắp hoàn toàn cho việc cắt giảm này. Thật vậy, lượng dầu thô được thêm vào lấy ra khỏi thị trường toàn cầu không phải là yếu tố duy nhất được tính đến: loại dầu thô cũng rất quan trọng và dầu của Mỹ là dầu thô nhẹ, trong khi đó cũng có nhu cầu toàn cầu đối với các loại nặng hơn mà Trung Đông và Nga sản xuất. Tuy nhiên, các loại dầu hiếm khi là mối quan tâm hàng đầu của các nhà giao dịch khi họ nghe thấy những từ như “tình trạng thừa cung”. Sự biến động, như Ryan Lance của Conoco nói, rõ ràng là vẫn còn và có khả năng sẽ gia tăng trong những tháng tới. OPEC có thể buộc phải gia hạn các khoản cắt giảm đã thỏa thuận hồi tháng 12 nếu hiệu ứng tích cực từ thỏa thuận này không thành hiện thực sớm.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM