OPEC nhất trí giảm sản lượng dầu mỏ, phản ứng bất ngờ trong vòng 8 năm trở lại đây nhưng người Mỹ vẫn tự tin.
Ngày 28/9, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã nhất trí giảm sản lượng dầu mỏ.
Đây là một động thái bất ngờ trong suốt 8 năm trở lại đây bởi các nhà giao dịch đều dự đoán OPEC sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách duy trì sản lượng để giữ thị phần mà nhóm này đã thực hiện suốt từ năm 2014 đến nay.
Các đại biểu tham dự kỳ họp cuối của Diễn đàn Bộ Năng lượng lần thứ 15 (IEF15) tại Algiers (Algeria) ngày 28/9. Ảnh: Reuters
Thông tin sau khi OPEC đồng ý cắt giảm sản lượng khai thác, giá dầu thế giới tăng 6% trong ngày 28/9.
Dầu thô Brent tăng 31 cent lên 49,00 USD/thùng, giá đã tăng 2,72 USD hay 5,9% trong phiên trước.
Trong khi đó, kết thúc phiên 28/9, tại thị trường New York, giá dầu Brent tăng 2,72 USD (5,9%) lên 48,69 USD/thùng, mức cao nhất trong hơn hai tuần qua.
Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ tăng 2,38 USD (5,3%) lên 47,05 USD/thùng. Trong phiên này, đã có thời điểm giá dầu thô Mỹ vọt lên 47,45 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 8/9.
Tuy nhiên, theo một số nhà đầu tư Mỹ, nhiều khả năng thỏa thuận nói trên sẽ chỉ có tác động hạn chế.
Hội nghị không chính thức của OPEC đã được tổ chức nhằm đà giảm giá dầu vốn đã mất hơn nửa giá trị kể từ giữa năm 2014 đến nay. Hiện các nước OPEC chiếm khoảng 40% sản lượng dầu thô trên toàn thế giới.
Sau khi đạt được mục tiêu đề ra, OPEC sẽ tìm kiếm sự ủng hộ của các nhà xuất khẩu lớn khác như Nga để giảm tình trạng dư thừa như hiện nay.
“Đây quả là bất ngờ… không ai chờ đợi nó xảy ra. Thị trường dường như không có sự chuẩn bị” - ông Scott Shelton, chuyên gia môi giới năng lượng thuộc ICAP, bang North Carolina, nhận định.
“Đây có thể là một sự kiện rất quan trọng, không phải vì số lượng thùng dầu cắt giảm mà nó là tín hiệu cho thấy Saudi Arabia có thể đang trở lại tích cực quản lý nguồn cung” - chuyên gia Michael Wittner thuộc Hãng tài chính Societe Generale (New York), dự báo.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA cho biết tồn kho dầu thô của Mỹ giảm tuần thứ 4 liên tiếp do nhập khẩu giảm, trong khi tồn kho xăng tăng và tồn kho sản phẩm chưng cất giảm.
Nga đang hút dầu kỉ lục
Theo nhiều chuyên gia, thậm chí động thái hạ sản lượng của OPEC cũng khó thay đổi ngay được tình hình khi các nhà khai thác đã bị thu hút mạnh mẽ bởi lợi nhuận cao trong ngành dầu.
Khi giá bắt đầu tăng, họ sẽ lại khai thác nhiều hơn để lấy lợi nhuận và làm ảnh hưởng đến kế hoạch của Ả Rập Xê Út.
Hiện nước từng có sản lượng khai thác lớn thứ 2 trong OPEC là Iran đã được dỡ bỏ lệnh cấm vận và quốc gia này dự kiến sẽ bơm thêm rất nhiều dầu.
Trong khi đó, Nga cũng đang khai thác dầu mỏ ở mức kỷ lục với 11,1 triệu thùng/ngày, tăng 400.000 thùng so với tháng 8/2016.
Hàng loạt những quốc gia khác như Mexico, Na Uy cũng đang khai thác thêm dầu.
Đặc biệt khả năng ngành khai thác dầu đá phiến tại Mỹ bùng nổ trở lại sau quyết định này là khá cao.
Nguồn tin: Đất việt