Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Mỹ tự tin đã đè bẹp ngành xuất khẩu dầu Iran

3 nước đồng ý giảm nhập khẩu dầu Iran về 0, cùng với giá dầu thấp, Mỹ chắc chắn xuất khẩu dầu Iran đã bị đè bẹp. 

Đặc phái viên Mỹ về vấn đề Iran Brian Hook hôm 2/4 đã có cuộc trả lời báo chí cho biết, các lệnh trừng phạt vào ngành xuất khẩu dầu mỏ của Mỹ được kết hợp với tình hình sản xuất dầu trên toàn cầu ổn định đã khiến sản lượng xuất khẩu dầu mỏ của Iran bị "loại bỏ" một cách nhanh chóng.

Đặc phái viên Mỹ về vấn đề Iran Brian Hook

"Vào tháng 11/2018, chúng tôi đã cấp 8 miễn trừ đối với quốc gia nhập khẩu dầu Iran để tránh tăng giá dầu. Tôi có thể xác nhận hôm nay 3 trong số những nhà nhập khẩu dầu từ Iran hiện đang ở mức 0 " - ông Brian Hook khẳng định.

Dẫu vậy, ông Brian Hook không tiết lộ cụ thể tên 3 quốc gia này.

Trong khi đó, trên tổng số 23 quốc gia đã từng nhập khẩu dầu Iran đã cắt giảm nhập khẩu xuống 0, ông Hook nói thêm.

Ông Hook cho biết lệnh trừng phạt của Mỹ đã loại bỏ khoảng 1,5 triệu thùng dầu xuất khẩu của Iran ra khỏi thị trường kể từ tháng 5/2018.

Điều này khiến Iran mất hơn 10 tỷ USD doanh thu dầu, ước chừng khoảng 30 triệu USD/ngày, theo lời ông Hook.

Đặc phái viên Mỹ về Iran khẳng định quyết tâm đưa ngành xuất khẩu dầu mỏ Iran về 0 là mục tiêu trước mắt và Mỹ không muốn "cấp bất kỳ sự miễn trừ hay một ngoại lệ nào của các biện pháp trừng phạt".

"Với giá dầu thực sự thấp hơn so với khi chúng tôi tuyên bố các biện pháp trừng phạt và sản xuất toàn cầu ổn định, chúng tôi đang trên đường nhanh chóng loại bỏ tất cả các giao dịch mua dầu thô của Iran" - Đặc phái viên Brian Hook nói.

Giới phân tích cho rằng, trước "thành công" trước mắt này, Washington có thể tiếp tục miễn trừ trừng phạt đối với 5 quốc gia còn lại nhằm duy trì tính hiệu quả của các biện pháp trừng phạt vốn có.

Mỹ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Iran sau khi Tổng thống Donald Trump hồi tháng 5/2018 đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và một số cường quốc thế giới. Ông Trump cáo buộc nước này ủng hộ khủng bố và xung đột ở Syria và Yemen.

Dù Mỹ đã đặt mục tiêu tạm dừng hoàn toàn xuất khẩu dầu của Iran, nhưng Washington đã cấp miễn trừ nhập khẩu tạm thời cho Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp, Ý, Đài Loan, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc để đảm bảo giá dầu thấp và không làm gián đoạn thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Phản pháo trước các tuyên bố từ Mỹ, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã viết trên Twitter cá nhân, gọi các biện pháp trừng phạt của Mỹ vào Iran là "khủng bố kinh tế".

Trong đợt lũ lụt lớn chưa từng có trong lịch sử Iran vừa qua, hàng chục người thiệt mạng và hậu quả lan rộng ít nhất 10 tỉnh, tuy nhiên, Iran đã không nhận được bất cứ sự hỗ trợ cứu hộ nào vì ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt Mỹ.

Theo ông Zarif, Iran đã không nhận được những chiếc trực thăng cứu hộ liên quan lệnh áp đặt trừng phạt của Mỹ. Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Iran khẳng định: “Đây không đơn thuần là một cuộc chiến kinh tế nữa, nó là một sự khủng bố kinh tế”.

“Áp lực tối đa của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không tuân thủ Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và phán quyết của Tòa án Quốc tế, gây cản trở cho những nỗ lực cứu trợ của Hội Trăng lưỡi liềm đỏ Iran dành cho các cộng đồng bị tàn phá bởi đợt lũ lụt khủng khiếp vừa qua” - Ngoại trưởng Iran nhấn mạnh.

Bất chấp phản ứng Iran, hiện tại, Mỹ đang cân nhắc xem có nên áp dụng các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Iran vào khoảng ngày 8/5, kỷ niệm lần đầu tiên Washington rút khỏi Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) hay không.

Một nguồn tin thân cận nói với Stratfor rằng, Chính phủ Mỹ đang xem xét các lệnh trừng phạt bổ sung với Iran bởi chiến lược hiện tại vẫn chưa buộc Iran phải đến bàn đàm phán.

Trừng phạt bổ sung Iran có thể tập trung vào các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp Iran.

Nguồn tin: baodatviet.vn

ĐỌC THÊM