Giá dầu đã phá vỡ mức cao nhiều tháng mới, nhưng mức tăng tiếp theo có thể phụ thuộc phần lớn vào những gì xảy ra giữa các cuộc đàm phán thương mại giữaMỹ và Trung Quốc.
Đã có những báo cáo mâu thuẫn trong những ngày gần đây. Giá dầu giảm trở lại khi có tin Trung Quốc chống lại yêu cầu của Mỹ và kiên định với những đòi hỏi của mình, điều mà thị trường hiểu là dấu hiệu xấu cho kết quả của một thỏa thuận thương mại.
Hai bên cho đến nay đã đàm phán để đạt những vấn đề dễ dàng. Trung Quốc đồng ý mua thêm năng lượng và các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ, và Mỹ trì hoãn thuế quan và báo hiệu mong muốn chấm dứt chúng. Nhưng những vấn đề khó khăn luôn luôn khó khắc phục. Chúng bao gồm quyền sở hữu trí tuệ, tiếp cận thị trường Trung Quốc cho các công ty Mỹ, dịch vụ dữ liệu và các hoạt động khác của chính phủ Trung Quốc mà Washington coi là không công bằng. Trước những vấn đề cụ thể đó, hai bên đang tranh cãi về cách thực thi thỏa thuận và thuế quan sẽ được gỡ bỏ nhanh chóng như thế nào.
Trump đã có giọng điệu lạc quan trong nhiều tuần, điều này đã làm tăng kỳ vọng về một thỏa thuận sắp tới. Mỹ đã hai lần trì hoãn việc thực hiện thuế quan, với lý do tiến trình đàm phán. Nhưng Bloomberg báo cáo rằng Trung Quốc đã đang lùi lại bởi vì họ cảm thấy rằng trong khi họ đang nhượng bộ, thì phía Mỹ đang không cam kết mạnh mẽ hơn.
Trump đã lên ý tưởng một cuộc họp với ông Tập tại Mar-a-Lago vào cuối tháng Ba. Sự kiện đó đã bị trì hoãn cho đến tháng Tư và gần đây một lần nữa đã bị trì hoãn cho đến tháng Sáu. Thị trường đã giảm do tin tức này và WTI dừng lại ở mức 60 USD/thùng. Trong khi dầu đang tăng lên khi các yếu tố cơ bản cung/cầu thắt chặt, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hiện ra rất rõ ràng.
“Yếu tố được cho là tốt đẹp đã bị giáng một đòn mạnh vào ngày hôm qua dưới hình thức tái xuất hiện những lo lắng thương mại,” ông Stephen Brennock của PVM Oil Associates Ltd. đã viết trong một báo cáo. “Những ai đặt cược gia tăng vọt sắp xảy ra cũng sẽ để mắt đến sự sụt giảm hơn nữa trong kho dự trữ xăng dầu của Mỹ.”
Nhưng người ta cũng có thể đặt ra một chu kỳ lạc quan vào các cuộc đàm phán thương mại. Việc Trump trì hoãn thuế quan là một dấu hiệu cho thấy Mỹ thực sự cảm thấy rằng có những tiến bộ cụ thể trong các cuộc đàm phán.
Quan trọng hơn, khi đã đi xa đến thế này, có một chi phí rất lớn để bảo lãnh cho các cuộc đàm phán. Cả hai bên đều chịu áp lực để đạt được thỏa thuận. Nền kinh tế toàn cầu không phát triển nhanh như năm ngoái và Trump có một cuộc bầu cử bước ngoặc. Khu vực trồng trọt chăn nuôi đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ thập niên 1980, bị kéo xuống bởi cuộc chiến thương mại của Trump, một nguồn cung thừa và gần đây nhất là các cơn lũ lụt khủng khiếp. Trump có thể không đủ khả năng để tiếp tục tàn phá vùng trung tâm của Mỹ này một lần nữa, đặc biệt là sau khi đã tăng kỳ vọng trong vài tuần qua rằng một thỏa thuận thương mại sắp xảy ra.
Nền kinh tế Trung Quốc cũng đã chậm lại đáng kể và ông Tập Cận Bình đang phải đối mặt với áp lực trong nước .
Điều quan trọng, hai bên đang tham gia vào giai đoạn nước rút để kết thúc mọi thứ. Wall Street Journal báo cáo rằng các cuộc đàm phán cấp cao được thiết lập trong những tuần tới với các vòng tại cả Bắc Kinh và Washington, với ý định đạt được thỏa thuận vào cuối tháng Tư. “Chúng tôi đang gần kết thúc cuộc chiến,” Myron Brilliant, phó chủ tịch điều hành của Phòng Thương mại Mỹ, nói với WSJ. Về phần mình, nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Mỹ Robert Lighthizer nói rằng hai bên đang còn khoảng “hai hoặc ba tuần” để đến một thỏa thuận.
Đặt cược đang rất cao. Giá dầu đã tăng khoảng 30% kể từ đầu năm, nhưng có khả năng sẽ bị rẽ hướng nếu thỏa thuận thương mại sụp đổ. Nền kinh tế toàn cầu đã cho thấy một số dấu hiệu căng thẳng, bao gồm đường cong lợi suất đảo ngược, có xu hướng đi trước suy thoái kinh tế. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã thoái lui khỏi quan điểm bảo thủ trước đây của mình, vốn đã gây áp lực lên nền kinh tế toàn cầu, nhưng không thể đảm bảo rằng việc gia hạn này tiếp tục vô thời hạn.
Bởi vì những kỳ vọng về một thỏa thuận thương mại thành công đã phần nào được đưa vào thị trường khi hai nước tăng cường đàm phán và trì hoãn thuế quan, một thỏa thuận và xóa bỏ thuế quan có thể có tác động tăng giá nhỏ hơn. Tác động tiêu cực của một cuộc đàm phán thất bại sẽ đáng kể hơn nhiều.
Tuy nhiên, ở mức tối thiểu, một kết quả thành công sẽ loại bỏ một trong những rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu và giá dầu.
Nguồn: xangdau.net