Mỹ đã tuyên bố vào thứ hai rằng, các quốc gia là bạn hàng dầu mỏ với Iran phải nhanh chóng chấm dứt mua sắm với quốc gia Trung Đông này kể từ ngày 1/5, hoặc sẽ chịu chung lệnh cấm vận với Iran. Động thái này đã đẩy giá dầu tăng cao hơn so với sáu tháng qua.
Mỹ vẫn tập trung cấm vận nhằm vào ngành xuất khẩu dầu - ngành hàng kinh tế chủ lực của Iran, gây lo ngại giá dầu thế giới sẽ tăng mạnh trong thời gian tới
Chính quyền Tổng thống Trump cho biết, sẽ không gia hạn miễn trừ hay ưu đãi đối với các quốc gia mua dầu của Iran, một động thái mạnh tay hơn, được dự báo sẽ tác động mạnh đến các nước này, mà hiện đang thuyết phục Washington tiếp tục gia hạn để họ có thể mua dầu của Iran bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ.
Mỹ vẫn duy trì lệnh cấm vận nhằm vào ngành dầu mỏ Iran, sau khi Tổng thống Donald Trump đã đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân P5+1, nhằm gây sức ép buộc Iran phải chấm dứt chương trình hạt nhân của mình. 8 nền kinh tế lớn, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ đã ngừng mua dầu của Iran để nhượng bộ Mỹ, trong khi đó, một vài quốc gia khác vẫn mong đợi Mỹ nới lỏng lệnh cấm vận này.
Trong khi đó, Tehran vẫn cứng rắn với lập trường của mình, quyết chờ đợi đến khi Mỹ ngừng cấm vận, cùng với đó, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran tiếp tục diễu võ giương oai tại eo biển Hormuz, con đường thương mại chủ yếu ở Vùng Vịnh.
Mỹ đang làm việc với Saudi Arabia và UAE để đảm bảo thị trường dầu mỏ vẫn đảm bảo ổn định. Các quốc gia thương mại dầu mỏ, mặc dù không hài lòng vì nguồn cung bị thu hẹp, song vẫn hoài nghi về lệnh cấm vận này, mà điển hình là lệnh cấm vận nhằm vào Iran hay Venezuela, tiềm ẩn nguy cơ giá dầu tăng mạnh, khó kiểm soát.
Trong khi Saudi Arabia mong muốn sẽ góp phần gia tăng sản lượng, các nhà phân tích lo ngại bước đi của Mỹ - khi cấm vận nhằm vào Venezuela - sẽ để lại hậu quả là nguồn dự trữ dầu mỏ bị thiếu hụt. Giá dầu thô quốc tế Brent đã tăng lên hơn 74 USD/thùng vào thứ hai, mức giá cao nhất kể từ tháng 11, bởi tình hình thương mại thiếu ổn định từ các quốc gia OPEC, trong khi mức giá tại Mỹ cũng đạt mức 65,92 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái.
Sản lượng xuất khẩu dầu mỏ của Iran hiện vào khoảng 1 triệu thùng/ngày, đã giảm 2,5 triệu thùng/ngày bởi lệnh cấm vận của Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu vào thứ hai vừa qua rằng, Mỹ sẽ giảm sản lượng của Iran xuống mức 0, cho thấy Washington sẽ không nhượng bộ cho đến ngày 1/5. Lệnh cấm vận của Mỹ nhằm vài Iran đã khiến quốc gia Trung Đông thất thoát 50 tỷ USD lợi nhuận từ xuất khẩu xầu mỏ hàng năm, là áp lực mạnh mẽ nhằm vào Iran để ép buộc nước này từ bỏ chương trình hạt nhân, thử tên lửa, cũng như gia tăng ảnh hưởng tại Syria và Yemen.
Nguồn tin: tienphong.vn