Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Mỹ: Sản lượng, số lượng giàn khoan dầu rớt kỷ lục

Truyền thông Mỹ đang nói về điều chưa từng có kể từ năm 1930, khi khai thác dầu ở Mỹ thấp kỷ lục. 

Theo Deutsche Wirtschafts Nachrichten, ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ đã cắt giảm sản lượng vàng đen đến mức kỷ lục, đến mức có số giếng khoan hiện nay ít hơn so với năm 1931. Hiện giờ con số đó là 11 000, trong khi năm thấp nhất từ trước đến nay là năm 1931 có 11700 giàn.

Trong khi đó, số giếng khoan năm ngoái cao gấp đôi, tức là 22.000 và năm 2018 là 25.000. Năm 2014 là năm số lượng giàn khoan của Mỹ ở mức cao kỷ lục với 45.535 giếng khoan.

Giải thích về điều này, ấn phẩm Đức cho rằng, không nên ngạc nhiên trước những gì đang xảy ra bởi nhu cầu vàng đen đang giảm kỷ lục. Kể từ tháng 2 năm 2020, tình hình đã thay đổi rất nhiều, Mỹ đang điều chỉnh theo những thay đổi trên thị trường dầu mỏ.

Một cuộc khảo sát giữa các công ty Mỹ cho thấy, so với nửa đầu năm 2020, trong giai đoạn cuối năm nay, số lượng hoạt động khoan đã giảm hơn một nửa.

Đại dịch coronavirus, cũng như tranh chấp giữa Nga và Saudi Arabia về hạn ngạch khai thác dầu thô đã khiến nhu cầu vàng đen giảm đáng kể. Chính hai yếu tố này đã gây ra “hậu quả thảm khốc” đối với ngành dầu mỏ của Mỹ nói chung và dầu đá phiến nói riêng.

Dầu sản xuất ra không bán được, trong khi các kho dự trữ đã đầy ắp, không còn tiền để duy trì hoạt động của các giàn khoan khiến các công ty dầu đá phiến Mỹ sụp đổ hàng loạt.

Tuy nhiên, các doanh nhân dầu mỏ Mỹ đặt nhiều hy vọng vào sự phát triển của lưu vực dầu khí Permi ở Texas. Theo nhiều ước tính, nơi đây có thể chứa từ 782 triệu đến 160 tỷ thùng vàng đen.

Ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ đang gặp rất nhiều khó khăn

Hiện nay, Saudi Arabia dẫn đầu trong danh sách các quốc gia có nguồn nguyên liệu thô lớn nhất (267 tỷ USD); đứng ở vị trí thứ hai là Hoa Kỳ (263 tỷ); tiếp theo là Nga (181 tỷ), Canada (158 tỷ), Iran (135 tỷ), Iraq và Brazil (110 tỷ mỗi nước), Venezuela (72 tỷ) và Mexico (68 tỷ).

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chúng ta đang nói về những ước tính gần đúng và không chính xác, Deutsche Wirtschafts Nachrichten lưu ý.

Đứng trước bối cảnh ngặt ngèo này, giới truyền thông cho biết, các công ty dầu mỏ lớn nhất của Mỹ sẽ sa thải hàng nghìn nhân viên.

Ví dụ như Thời báo Financial Times của Anh cho hay, Công ty dầu mỏ khổng lồ ExxonMobil của Mỹ sẽ cắt giảm tới 1.600 việc làm ở châu Âu trong nỗ lực đối phó với cuộc khủng hoảng coronavirus. Cuối năm ngoái, Exxon đã tuyển dụng khoảng 75.000 nhân viên trên toàn thế giới.

Công ty dầu mỏ lớn nhất của Mỹ cho biết, virus đã "đẩy nhanh sự cấp bách" của việc cắt giảm chi phí, vì vậy hơn 1.000 nhân viên sẽ bị sa thải vào cuối năm tới. Biện pháp bắt buộc này sẽ ảnh hưởng đến 1/10 số nhân viên làm việc tại các nước châu Âu.

Hồi đầu tháng 10, nhà sản xuất năng lượng sạch của Mỹ NextEra Energy đã vượt qua ExxonMobil về vốn hóa. Sở dĩ mức vốn hóa của ExxonMobil giảm kỷ lục là do trong quý 2 năm nay, nhà khổng lồ dầu mỏ đã phải chịu khoản lỗ gần 1,1 tỷ USD do giá năng lượng giảm trên thị trường.

Tháng 8, ExxonMobil đã bị rớt khỏi Chỉ số Công nghiệp Dow Jones Industrial Average, mặc dù công ty là thành viên lớn tuổi nhất. Sự hiện diện trong chỉ số ảnh hưởng đến sự hấp dẫn đầu tư của các công ty, vì các quỹ đầu tư lớn nhất đều chú ý đến điều này.

Nguồn tin: baodatviet.vn

ĐỌC THÊM