Thông báo của Tổng thống Donald Trump rằng Mỹsẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran hôm ngày 8 tháng 5 đã đẩy giá dầu và cổ phiếu năng lượng giảm xuống trong khi thị trường chứng khoán cũng giảm.
Trước hạn chót ngày 12 tháng 5, Trump cho biết Mỹ sẽ rút lui bất chấp khả năng căng thẳng trong khu vực hỗn loạn này có thể mở rộng ra và cô lập nước Mỹ hơn nữa ra khỏi các đồng minh châu Âu. Quyết định của Trump không phải là bất ngờ và các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ được áp đặt lại ngay lập tức lên Iran, bao gồm 2 giai đoạn trì hoãn 90 ngày và 180 ngày.
Ông Trump đã cho rằng thỏa thuận trước đó như là một “thỏa thuận thảm khốc” là “khiếm khuyết” và được ban hành bởi chính quyền của Tổng thống Barack Obama. Trump cũng cho biết các nước khác cũng có thể bị xử phạt kinh tế, nhưng không cung cấp chi tiết.
Tin tức cho hay Mỹ sẽ rút khỏi hiệp định đã làm giá dầu giảm 3% tại một thời điểm và các cổ phiếu năng lượng phản ánh sự sụt giảm vào ngày 8 tháng 5, bao gồm Exxon (XOM), BP (BP) và Marathon Petroleum (MPC) trong khi các cổ phiếu năng lượng khác tăng sau thông báo.
Thay vì xuất khẩu dầu đến từ Iran, bây giờ các lô hàng sẽ đi đến Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, theo Patrick Morris, giám đốc điều hành của HAGIN Investment Management tại New York. Trong khi quyết định này là một yếu tố tích cực cho xuất khẩu của Mỹ về khối lượng dầu thay thế, nó có thể gây rắc rối cho mối quan hệ của Mỹ với nhiều đồng minh của nước này.
Nhiều yếu tố vẫn chưa được biết tại thời điểm này, chẳng hạn như điều gì xảy ra nếu Trung Quốc tiếp tục mua dầu thô của Iran, ông nói.
Quyết định này cũng đi ngược lại tuyên bố của Trump về dầu quá đắt. Hiện tại, khoảng 2,6 triệu thùng dầu được sản xuất và xuất khẩu từ Iran.
Quyết định của ông Trump có thể đưa giá dầu trên đường hướng đến 80 USD trong ba tuần tới, Morris nói.
"Điều không lường trước được chính là liệu Saudi Arabia và Nga sẽ tăng cường hành động và sản xuất để lấp đầy khoảng trống để lại hay không," ông nói. “Đương nhiên, các lệnh trừng phạt càng kéo dài, càng có nhiều thiệt hại cho năng lực sản xuất của đất nước này.
Bruce Bullock, giám đốc Viện Năng lượng Maguire ở Dallas cho biết hành động này có thể giúp đẩy giá dầu thô lên mức hiện tại trong một khoảng thời gian. Một vấn đề lớn là các biện pháp trừng phạt có thể khiến khoảng 1 triệu thùng dầu thô mỗi ngày vào thị trường dầu mỏ đối diện nguy cơ “trong một thị trường hầu như cân bằng và tồn kho hiện ở mức thấp,” ông nói.
Giá dầu và lĩnh vực thăm dò và khai thác sẽ không bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt vì thị trường này có vẻ như thắt chặt lại, theo William Featherston, một nhà phân tích của Credit Suisse.
"Cán cân cung/cầu của chúng tôi cho thấy triển vọng tăng giá dầu thô ngay cả khi sản xuất/xuất khẩu của Iran không bị ảnh hưởng", ông nói. "Chúng tôi tiếp tục tin rằng đường cong tương lai backwardation sẽ thấp hơn giá dầu dài hạn."
Khi Iran là đối tượng trừng phạt quốc tế từ năm 2010 đến năm 2016, xuất khẩu dầu giảm từ 2,2 triệu thùng/ngày xuống còn 1,1 triệu thùng/ngày, nhưng các lệnh trừng phạt đó hoàn toàn khác và là một sự kết hợp các hình phạt của Liên hợp quốc, EU và Mỹ.
Tác động trong vài tháng tới đối với xuất khẩu của Iran sẽ ở mức tối thiểu hoặc khoảng 200 triệu thùng/ngày vào quý 4. Tác động sẽ tăng lên vào năm 2019 khi "người mua dầu thô bị yêu cầu một khoảng thời gian để thể hiện nỗ lực giảm nhập khẩu dầu của Iran và nhiều lệnh trừng phạt hạn hơn đối với các ngân hàng giao dịch dầu Iran có hiệu lực," Featherston nói.
Các biện pháp trừng phạt dầu mỏ đối với Iran có thể tác động ít hơn 200.000 thùng/ngày ngay lập tức và sẽ cắt giảm ít hơn 500.000 thùng/ngày sau sáu tháng, theo phần lớn các nhà phân tích được khảo sát bởi Platts tại New York. Các nhà phân tích khác thấy rủi ro nhiều hơn và cho biết quyết định này có thể làm gián đoạn 1 triệu thùng dầu một ngày.
Vào nửa đầu năm 2019, 200.000 thùng/ngày dầu thô Iran có thể gặp rủi ro vì các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ buộc phải giảm mua hàng để đối phó với các biện pháp trừng phạt.
"Nhưng việc tuân thủ các biện pháp trừng phạt đơn phương của Mỹ sẽ khó khăn hơn nhiều so với các biện pháp đa phương được thực hiện trong năm 2012," Paul Sheldon, giám đốc Platts Analytics, cho biết trong một tuyên bố. "Điều này có thể kiểm định đòi hỏi của chính quyền Trump đối với việc xử phạt các công ty nước ngoài, và thuật ngữ 'quan trọng' trong luật cấm vận có khả năng để lại một khoảng trống có thể được sử dụng để tránh tranh chấp thương mại."
Iran đã sản xuất 3,73 triệu thùng/ngày vào tháng 4, theo khảo sát mới nhất của Platts, tăng từ 2,91 triệu thùng/ngày vào tháng 1/2016, khi thỏa thuận hạt nhân có hiệu lực. Xuất khẩu dầu thô của quốc gia này sang châu Á đã tăng lên 1,81 triệu thùng/ngày trong tháng 4, chiếm 67% tổng mức xuất khẩu. Trung Quốc là điểm đến duy nhất lớn nhất.
Nhu cầu về dầu thô Iran ở Trung Quốc và Ấn Độ có thể sẽ vẫn rất mạnh mẽ trong khi các nhà máy lọc dầu ở châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tiến hành cẩn thận hơn, theo Platts. Châu Âu mua 700.000 thùng/ngày hoặc một phần ba xuất khẩu dầu thô của Iran.
Theo ông Blu Putnam, kinh tế trưởng của Tập đoàn CME, một thị trường phái sinh có trụ sở tại Chicago, cho biết việc rút khỏi thỏa thuận này có nghĩa Trung Quốc có thể chọn mua thêm dầu của Iran trong tương lai thay vì dầu đá phiến dư thừa được nhập khẩu từ Mỹ. Ngoài ra, các nhà sản xuất đá phiến sẽ cần phải xem xét liệu họ có cần tăng sản xuất và hedge giá dựa trên giá tương lai từ 6 đến 24 tháng sau, hiện “thấp hơn đáng kể” so với giá giao ngay, ông nói.
"Các quỹ ETF năng lượng bị ảnh hưởng bởi cấu trúc giá backwardation này", ông Putnam nói.
Các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ có thể sẽ được hưởng lợi từ tin tức này, Morris cho biết.
"Điều này có nghĩa là nhu cầu cao hơn ở châu Âu đối với dầu thô của Mỹ, ngay cả khi đó là dầu siêu nhẹ chỉ đạt được 50% sản lượng", ông nói.
Chênh lệch giá Brent-WTI sẽ không bị ảnh hưởng, Putnam nói. Xuất khẩu dầu của Mỹ đã liên kết với WTI nhưng sự leo thang trong căng thẳng ở Trung Đông không được dự đoán sẽ làm tăng chênh lệch giá của WTI so với Brent như trong quá khứ.
Trong mùa lái xe mùa hè, giá xăng có thể tăng lên 5 đô la một gallon, “châm ngòi lạm phát”, ông Putnam nói.
Nếu căng thẳng bắt đầu leo thang với các nước khác, giá dầu có thể tăng lên, theo Patrick DeHaan, nhà phân tích xăng dầu cao cấp cho GasBuddy.com, một nhà cung cấp dữ liệu và thông tin về giá nhiên liệu bán lẻ tại Boston.
Nguồn: xangdau.net