Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Mỹ ngồi nhìn ngành công nghiệp dầu đá phiến sụp đổ?

Ở góc nhìn địa chính trị thì không thể, nhưng kinh doanh thì có thể! 


Phải thành thật thừa nhận rằng, với tình hình giá dầu giảm mạnh bởi Nga và Ả Rập Saudi đang “húc nhau” như thế này thì sớm hay muộn ngành khai thác dầu đá phiến của Mỹ chết chắc. Vì vậy, để cứu dầu đá phiến Mỹ, biện pháp kỹ thuật duy nhất là làm gì để nâng giá dầu lên cao mà thôi.

Thực hiện biện pháp kỹ thuật này, Mỹ có 2 cách:

Thứ nhất là gây áp lực để buộc OPEC+ giảm sản lượng để ổn định hoặc nâng giá. Cách này đáng tiếc, tuy là hòa bình nhất, nhưng không còn hiệu lực khi Nga đã nói KHÔNG với Mỹ, với OPEC+, đã phá tan OPEC+, khiến ai mạnh nấy sản xuất, làm sụp đổ giá cả…

Thứ hai là sử dụng vũ lực. Tất nhiên Mỹ sẽ không thể đụng đến Nga nhưng với Ả Rập Saudi, với Iran và các quốc gia vùng Vịnh thì có thể, và đây là lựa chọn cuối cùng của Mỹ, là lối chơi sở trường của Mỹ - cường quốc quân sự hùng mạnh, hùng hậu nhất thế giới.

Lựa chọn cách thứ 2 này Mỹ phải có 2 giải pháp:

1. Mỹ cần trừng phạt Ả Rập Saudi vì bán phá giá trên thị trường dầu mỏ.

Đằng sau ý đồ của Ả rập Saudi là gì, chưa rõ, nhưng hành động của họ giống như một quả đấm bồi vào đối thủ dầu đá phiến Mỹ thì ai cũng nhận biết rõ.

Vậy trừng phạt Ả Rập Saudi bằng cách nào? Bao vây, cấm vận? Vô lý và không hiệu quả. Tấn công quân sự? Càng không thể. Cho nên chỉ còn cách nào đó mà “giảm sản lượng khai thác, xuất khẩu của Ả Rập Saudi”. Lúc đó tự khắc giá dầu sẽ tăng vùn vụt đến chóng mặt.

Cách này chỉ có thể là tấn công vào các mỏ khai thác dầu lớn nhất của Ả Rập Saudi khiến nó ngừng trệ và ngăn chặn các tàu chở dầu của Ả Rập Saudi trên Biển Đỏ và qua eo biển Hormuz. Với cách này Mỹ không cần trực tiếp ra tay mà chỉ thông qua Iran…

2. Thực hiện ngay và luôn với đối tượng tác chiến chiến lược của Mỹ là Iran.

Đây là giải pháp chiến lược tối ưu nhất (theo lý thuyết) vì Mỹ cùng một lúc sử dụng “một hòn đá ném chết 3 con chim”, đó là thứ nhất, dạy cho Ả Rập Saudi một bài học, thứ hai, đảo ngược chiến lược của Iran đang ép Mỹ khỏi Trung Đông và thứ 3, làm giá dầu tăng cao ngất ngưỡng.

Liệu Mỹ có thực hiện giải pháp này không? Chúng ta hãy chú ý diễn biến tình hình trong mấy ngày gần đây…

Thực tế là đã có rất nhiều những cuộc pháo kích, phóng tên lửa vào các căn cứ quân sự Mỹ tại Iraq khiến một số lính Mỹ chết được thực hiện bởi nhiều lực lượng proxy Iran (như Mỹ đã tố cáo). Điều này buộc Mỹ trả đũa không chỉ nhằm vào các lực lượng này mà nhằm chính vào Iran, với các mục tiêu dễ đoán nhất là các mỏ dầu, các cảng biển nơi dầu được vận chuyển, chặn tàu dầu Iran tại Hormuz…

Để chuẩn bị cho đòn tấn công này, Mỹ đã điều động 2 nhóm tàu sân bay bổ sung ngoài các lực lượng đã sẵn có tại khu vực biển Đỏ vào Hormuz. Theo quan sát thì có thể nói, với lực lượng của Mỹ tại đây, Mỹ có thể ra lệnh tấn công bất cứ lúc nào vào Iran…Không chỉ quân sự, công việc chuẩn bị cho chính trị cũng hoàn tất…

Đương nhiên Iran sẽ không ngồi nhìn. Iran từng gửi thông điệp cho Mỹ rằng, nếu bị tấn công thì Iran sẽ đáp trả vào các căn cứ quân sự Mỹ, các đồng minh của Mỹ tại Trung Đông như Israel, Ả Rập Saudi…

Không chỉ thế, Iran sẽ kích hoạt các proxy của mình như Hezbollah, Houthi cùng tấn công vào cả các căn cứ và cơ sở của Mỹ ở Ả Rập Saudi, bao gồm cả cơ sở hạ tầng của Saudi Aramco (như đã xảy ra do cuộc tấn công vào nhà máy lọc dầu Aramco của Saudi ). Houthi cũng đang tăng cường hành động chống lại tàu chở dầu của Saudi và cơ sở hạ tầng dầu mỏ ở Jizan, trong khi về cơ bản không có sự bảo vệ thực sự nào cho tàu chở dầu ở Biển Đỏ khỏi các cuộc tấn công của UAV và tên lửa đạn đạo.

Ngoài ra, như tuyên bố, “nếu như tại eo biển Hormuz, tàu dầu của Iran không xuất phát được thì cũng sẽ không có tàu dầu của quốc gia nào được phép qua đây”.

Như vậy, chỉ một đòn tấn công vào Iran, Mỹ đã khiến Trung Đông hỗn loạn. Buộc Ả Rập Saudi và Iran phải đối đầu với nhau bất chấp những nỗ lực liên tục để giảm căng thẳng thông qua ngoại giao không chính thức. Biển Đỏ, Hormuz thành “khu vực lửa”, toàn bộ nguồn dầu lửa từ Trung Đông đến với thế giới bị ngắt.

Kết quả: Với chi phí tổn thất nhất định về nhân sự và thiết bị ở Iraq và Ả Rập Saudi, Mỹ đã tạo ra sự sụt giảm mạnh trong xuất khẩu dầu từ Iran (Iran suy yếu), giảm sản xuất / lọc dầu ở Ả Rập Saudi (MBS bị trừng phạt) và hạn chế cơ hội xuất khẩu. Lúc này giá dầu sẽ “tăng vọt lên như tên lửa”. Ba con chim bị chết bởi một hòn đá.

Giá dầu tăng đến ngưỡng giá trị cần thiết cho sự tồn tại của ngành công nghiệp đá phiến Mỹ, cũng như tăng phân bổ quốc phòng cho các tập đoàn lớn của Mỹ sản xuất vũ khí. Mỹ lại trở nên hùng mạnh hơn xưa! Trump sẽ thắng cử giòn giã!.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất trong kịch bản nói trên là người Mỹ có chịu đựng nổi chi phí tổn thất về người và phương tiện hay không. Sẽ như thế nào khi trước ngày bầu cử Tổng thống Mỹ, hàng ngày có hàng chục quan tài kẽm phủ quốc kỳ Mỹ từ Trung Đông trở về “quê mẹ”? Liệu Mỹ có chắc thắng 100% không hay chính Mỹ đã cùng với Iran, Iraq, Saudi, Israel sa vào vũng lầy cát?...Đương nhiên, lúc đó, dầu, giá vẫn tăng vọt như tên lửa, nhưng người hưởng lợi lớn nhất chính là Putin – Nga.

Chắc chắn, người Mỹ phải “suy nghĩ 2 lần” trước khi phát động đòn tấn công vào Iran. Người Mỹ phải lưu ý rằng, Gấu Nga cũng rất muốn giá dầu tăng đến giới hạn kỹ thuật, nhưng với điều kiện khi chỉ khi một trong hai Mỹ và Ả Rập Saudi bị loại bỏ. Lúc đó, Nga sẽ hợp tác với hoặc là Mỹ hoặc là Ả Rập Saudi.

Chính vì vậy, người Mỹ vốn thực dụng, họ có thể sẽ bắt tay với Nga để “dạy cho chư hầu Ả Rập Saudi” một bài học: “Đừng dám thách thức Đế quốc trong bất luận điều gì!”. Và, có dấu hiệu cho thấy điều này…coi như là giải pháp thứ 3: Mỹ-Nga bắt tay, chia lại thị trường dầu, chia lại khu vực ảnh hưởng để cùng tồn tại, phát triển.

Nếu cho rằng đây là ý tưởng phiêu lưu, mơ màng hay là "thuyết âm mưu"...thì đây là từ The American Conservative (Mỹ) cho biết hôm qua:

“Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steve Mnuchin lặng lẽ gặp Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ Anatoly Antonov, và đây là bằng chứng cho thấy chính quyền Trump đang dần nhận thức được mối nguy hiểm sắp xảy ra. Theo thông tin được công bố bởi Bộ Ngoại giao Nga, họ đã thảo luận về vấn đề trừng phạt kinh tế, tình trạng của nền kinh tế Venezuela và tiềm năng cho thương mại và đầu tư trên đất liền. Như phía Nga lưu ý, Mnuchin nhấn mạnh “tầm quan trọng của trật tự trong thị trường năng lượng”...

Nga có chấp nhận thỏa thuận “trật tự thị trường năng lượng với Mỹ” với Mỹ hay không còn phụ thuộc liệu Mỹ có bỏ các đòn trừng phạt năng lượng nhằm vào Nga hay không, chẳng hạn như về Nord Stream-2, hay hoạt động của công ty dầu khí Nga tại Venezuela… Nếu Mỹ không từ bỏ thì Nga sẽ NO!

Điều chắc chắn là Ả Rập Saudi hãy chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu để “chọn bạn mà chơi”, yếu thì cứ nhằm tử huyệt của kẻ thù mà chiến đấu. Rõ ràng, Ả Rập Saudi thừa biết, tử huyệt của Mỹ là Hệ thống Petrodollar hay “dầu cho dollar”.

Nguồn tin: baodatviet.vn

ĐỌC THÊM