Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Mỹ lên án Trung Quốc chặn không cho ASEAN khai thác nguồn dầu khí 2,5 nghìn tỉ USD

Bắc Kinh đã có những hành động dọa dẫm để ngăn không cho các nước ASEAN tiến hành khai thác các nguồn lực ngoài khơi, một mình chặn con đường tiếp cận vào nguồn dầu mỏ, khí đốt trị giá đến 2,5 nghìn tỉ USD", phái viên của Mỹ – ông Robert O'Brien đã lên án Trung Quốc gay gắt như vậy tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Mỹ vừa diễn ra.

Ảnh minh họa

Vị quan chức của Mỹ đã lên án các hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông tại một cuộc họp của Lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á diễn ra ngày hôm nay (4/11) đồng thời cũng thay mặt Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi lời mời Lãnh đạo các nước ASEAN đến dự một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ở Washington.

Trung Quốc đã đưa ra những đòi hỏi chủ quyền tham lam, thái quá ở khu vực Biển Đông chiến lược và giàu tài nguyên. Trung Quốc đã khiến các nước láng giềng tức giận khi điều rất nhiều tàu vào tuyến đường biển bận rộn – nơi các nước ASEAN cũng có chủ quyền.

Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Mỹ, phái viên cũng là cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng – ông Robert O'Brien đã gay gắt nói: "Bắc Kinh đã có những hành động dọa dẫm để ngăn không cho các nước ASEAN tiến hành khai thác các nguồn lực ngoài khơi, một mình chặn con đường tiếp cận vào nguồn dầu mỏ, khí đốt trị giá đến 2,5 nghìn tỉ USD”.

"Khu vực này không muốn có một thời kỳ đế quốc mới – nơi một nước lớn có thể thống trị các nước khác với cái lý kẻ mạnh bao giờ cũng thắng," ông O'Brien nói thêm.

Ông O'Brien cũng đọc thông điệp từ Tổng thống Trump, trong đó mời các nhà lãnh đạo của các nước ASEAN “tham gia vào một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ở Mỹ, gặp gỡ nhau vào một thời điểm các bên đều thuận tiện trong quý đầu của năm 2020".

Những phát biểu chỉ trích Trung Quốc về vấn đề Biển Đông của một quan chức Mỹ không có gì là lạ bởi Mỹ từ lâu đã có chiến dịch phản đối mạnh mẽ những đòi hỏi chủ quyền tham lam, phi lý và trái luật của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với 4 nước láng giềng Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Trung Quốc đang ngang nhiên đòi chủ quyền đến 90% Biển Đông - một khu vực biển có những tuyến đường hàng hải chiến lược có tính sống còn đồng thời chứa các nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú.

Trung Quốc đã và đang gây ra một làn sóng phản đối dữ dội và quyết liệt chưa từng có của các nước láng giềng trong khu vực cũng như của cộng đồng thế giới vì việc nước này đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, cải tạo, xây dựng trái phép và giờ là quân sự hóa ở Biển Đông. Trong một động thái làm đẩy cao căng thẳng ở Biển Đông, Trung Quốc gần đây liên tiếp cho triển khai vũ khí, trong đó có các tên lửa, đến các cấu trúc mà nước này đã xây dựng trái phép ở Biển Đông.

Mỹ không ít lần công khai chỉ trích những hành động quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc trong thời gian qua đồng thời cảnh báo Bắc Kinh về những đòn trừng phạt nặng nề trong tương lai.

Không chỉ dừng lại ở lời nói, Mỹ còn liên tục cho các tàu chiến đến khu vực phạm vi 12 hải lý so với những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông để thách thức đòi hỏi chủ quyền phi lý và tham lam của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Sau Hải quân Mỹ, đến lượt Hải quân Anh và Hải quân Pháp cũng tuyên bố sẽ thẳng tiến vào Biển Đông, cụ thể là vào khu vực Trung Quốc đang đòi chủ quyền một cách phi lý, nhằm mục đích bác bỏ đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh đồng thời khiến Bắc Kinh phải thay đổi cách hành xử trong khu vực.

Nguồn tin: vnmedia.vn


ĐỌC THÊM