Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Mỹ gây ảnh hưởng thị trường dầu mỏ thế giới với xuất khẩu tăng mạnh

Trong hai tuần gần đây, Mỹ đã xuất khẩu lượng dầu nhiều bằng các nước Nigeria hoặc Venezuela và một số nước OPEC khác cung cấp vào thị trường thế giới mỗi ngày.

Khoảng 1,9 triệu thùng mỗi ngày không phải là một tác động nhỏ cho thị trường dầu mỏ toàn cầu và chúng tương đương với một phần năm sản lượng dầu hàng ngày của Mỹ.

Nguồn dẩu bổ sung này, cao hơn khoảng một triệu thùng một ngày so với mức xuất khẩu của Mỹ trong nửa đầu năm nay, có thể là một sự bất thường do ảnh hưởng của cơn bão Harvey vài tuần trước đó. Nhưng chúng cũng là một dấu hiệu cho thấy những điều sắp tới - sự hiện diện của Mỹ thậm chí còn lớn hơn trên thị trường thế giới và vai trò ngày càng tăng của dầu đá phiến của Mỹ như một đòn bẩy cho giá dầu thế giới.

Ảnh hưởng đó dự kiến cũng sẽ tăng lên do sản lượng dầu của Mỹ tăng và Mỹ có khả năng gửi đi một khối lượng dầu khí ngày càng lớn hơn ra ngoài biên giới. Với mức giá dầu thoải mái hơn tại 50USD/thùng, các nhà sản xuất dầu mỏ Mỹ đã tự hồi phục sau sự sụp đổ cnăm ngoái và đang sản xuất với tốc độ gần giống như năm 2015, thời điểm sản lượng đạt đỉnh cao gần đây.

Các nhà phân tích dự đoán sản lượng sẽ sớm vượt qua mức cao nhất 10 triệu thùng mỗi ngày đạt được vào đầu những năm 1970.

Daniel Yergin, Phó Chủ tịch IHS Markit, cho biết: "Tư duy đang thực sự gặp khó khăn để bắt kịp thực tế mới của sự biến đổi vị thế năng lượng của Mỹ.”

Edward Morse, trưởng nghiên cứu hàng hóa toàn cầu của Citigroup, nói rằng Bắc Mỹ rõ ràng đang hướng tới sự độc lập về năng lượng, khi tính toán sản lượng của Mỹ cùng với sản lượng dầu của Canada.

Sự độc lập khỏi dầu mỏ nước ngoài và các lực lượng thị trường địa chính trị đã là một mục tiêu đã được đặt ra bởi mỗi tổng thống kể từ thời Gerald Ford, ông Morse nói. Trên thực tế, về mặt lý thuyết nó có thể đã đạt được trong một thời gian ngắn ngủi khi xuất khẩu dầu thô của Mỹ gần 2 triệu thùng mỗi ngày vào cuối tháng 9.

"Nhập khẩu dầu ròng của Mỹ  giảm còn 2,75 triệu thùng/ngày, thấp hơn tổng khối lượng hàng nhập khẩu từ Canada, một tín hiệu báo hiệu cho thấy sản xuất của Mỹ vẫn tiếp tục phát triển," ông nói.

Cả ông Morse và ông Yergin đều nói rằng lần đầu tiên Mỹ ít lo lắng hơn về vấn đề an ninh năng lượng, vốn đi cùng với nó là  sự độc lập năng lượng.

Yergin nói: "Có một sự thay đổi thực sự và sự chuyển hướng từ việc tập trung vào an ninh năng lượng để thực sự hiểu được cách thức địa chính trị đang thay đổi như thế nào bởi sự nổi lên của Mỹ như là một nhà sản xuất dầu khí lớn.”

Yergin cho biế kết quả là giá dầu đã ít chịu sự tăng đột biến từ các mối đe dọa địa chính trị hơn so với trước đây, do nguồn cung và sản lượng gia tăng. "Chúng ta có một phần hỗ trợ mà chúng ta đã không có thời điểm chúng ta đang nhập khẩu 60% lượng dầu. Không có cùng một sự nhạy cảm tương tự vậy. "

Bằng một số biện pháp, Mỹ đã trở thành nhà sản xuất năng lượng lớn nhất. Chắc chắn nó là nhà sản xuất khí tự nhiên lớn nhất và ngày càng trở thành nước xuất khẩu lớn, cả bằng đường ống vận chuyển và các chuyến hàng khí đốt hoá lỏng. Nhưng Mỹ vẫn phụ thuộc vào một lượng lớn dầu nhập khẩu từ Canada và các nơi khác.

"Về phía dầu mỏ nếu chúng ta nhìn vào dầu thô, chúng ta đang sản xuất 9,6 triệu thùng mỗi ngày. Chúng ta dự kiến ​​năm tới sẽ là 10,6 triệu hoặc cao hơn. Điều đó có thể xảy ra ngay cả với Saudi Arabia," Morse nói. "Điều về Mỹ chính  là chúng ta có một số thứ khác mà đi vào con số sản xuất. Chúng ta có khí tự nhiên lỏng. Chúng ta là nhà sản xuất khí tự nhiên lớn nhất trên thế giới, và chúng ta có nhiên liệu sinh học. ... Nếu bạn bổ sung thêm nhiên liệu sinh học, khí tự nhiên lỏng và hiệu quả lọc dầu, nó gần 15 triệu thùng mỗi ngày."

Morse cho biết điều này làm cho tổng sản lượng lượng chất lỏng của Mỹ cao hơn khoảng vài triệu thùng một ngày so với Saudi Arabia và Nga. Saudi Arabia đã đạt gần 10,1 triệu thùng/ngày trong tháng 9, và Nga là 11,1 triệu thùng/ngày, bao gồm dầu thô và các chất lỏng khác, theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.

Sự gia tăng sản xuất của Mỹ cũng làm thay đổi động lực của thị trường dầu mỏ thế giới, với OPEC và Nga đang hợp tác để giữ ổn định giá cả. Saudi Arabia quay sang Nga khi OPEC không còn kiểm soát được giá cả nữa, đánh dấu một thỏa thuận giảm 1,8 triệu thùng mỗi ngày trong nỗ lực tái cân bằng sau khi giá giảm xuống dưới 30 USD vào tháng 2 năm 2016.

Nhưng ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ, bao gồm một nhóm các công ty độc lập và tư nhân, tiếp tục bơm dầu vào một thị trường đã bão hòa cho đến khi nó trở nên quá không có lãi. Bây giờ giá cả ổn định hơn, triển vọng cho sản xuất của Mỹ là nhiều hơn.

Morse cho hay, có một vấn đề địa chính trị mới về năng lượng đang phát triển trong số ba nhà sản xuất lớn nhất, sản xuất khoảng 40% tổng chất lỏng trên toàn cầu. Trên mặt trận dầu mỏ, ông nói rằng các nỗ lực của Nga và Saudi Arabia để ổn định giá dầu đã giúp hỗ trợ không chỉ cho các nhà sản xuất Mỹ mà cả các nhà sản xuất Canada và Brazil.

Cả Nga và Saudi Arabia đều phụ thuộc rất nhiều vào doanh thu từ dầu mỏ. Tuy nhiên, Mỹ ít phụ thuộc vào ngành này hơn, chiếm khoảng 10% GDP, Morse nói.

Vì vậy, khi Mỹ mở rộng thị trường, OPEC và Nga đang cân nhắc gia hạn thỏa thuận để giảm lượng dầu mà họ đưa ra thị trường.

OPEC đã mua một dây cứu sinh trong mối quan hệ của họ với Nga, nhưng tôi nghĩ rằng họ có một hy vọng trong mối quan hệ đó mà sản xuất của Mỹ sẽ chựng lại, và điều đó đã chứng tỏ là sai lầm trong mọi động thái mà họ thực hiện từ năm 2014 và tôi không nhìn thấy lí do tại sao nó sẽ không sai trong hôm nay," Morse nói.

"Tôi nghĩ rằng họ sẽ tiếp tục trì hoãn kết thúc thỏa thuận. Câu hỏi đặt ra là họ có thể làm được điều này như thế nào, và hậu quả là gì, "Morse nói thêm.

Mỹ vẫn nhập khẩu một lượng lớn dầu - 7,5 triệu thùng một ngày ttrong tuần trước, theo EIA. Nhưng Mỹ cũng xuất khẩu 5 triệu thùng dầu mỗi ngày các sản phẩm tinh chế, cùng với 1,8 triệu thùng dầu thô. Trong số các nhiên liệu tinh chế, 1,4 triệu thùng là dầu diesel hoặc nhiên liệu chưng cất, và 636.000 thùng một ngày là xăng. Mỹ bán khoảng một nửa lượng xăng xuất khẩu sang Mexico, nhưng Mỹ cũng nhập khẩu xăng đến Bờ Đông từ Canada và Châu Âu. Nhập khẩu các sản phẩm tinh chế đạt 2,8 triệu thùng.

Nguồn: xangdau/CNBC

ĐỌC THÊM