Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Mỹ điều khiển giá dầu sau thỏa thuận Nga-OPEC

Sau khi Nga-OPEC đạt thỏa thuận mới về cắt giảm sản lượng dầu, giá dầu bỗng lao dốc vì dự trữ Mỹ tăng.

Giá dầu thô đã lao dốc xuống mức thấp nhất vào hôm 6/12 kể từ giữa tháng 11.

Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng 1 đã mất 1,66 USD, tương đương giảm 2,9% giá, xuống 55,96 USD/thùng tại thị trường New York. Đây là mức thấp nhất của loại dầu này kể từ hôm 16/11.

Tương tự, giá dầu Brent giao tháng 2 giảm 1,64 USD, tương đương 2,6%, còn 61,22 USD/thùng tại thị trường London. 

Giá dầu giảm vì Mỹ tồn kho xăng dầu và tăng xúc hút.

Tín hiệu giá dầu giảm dù thỏa thuận giữa Nga-OPEC về cắt giảm sản lượng đã được ký kết kéo dài tới hết năm sau, cho thấy mức độ hiệu quả của thỏa thuận bị giảm hẳn.

Giới quan sát cho thấy, hiệu quả của thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa Nga-OPEC thấp dần bởi mức dự trữ xăng dầu ở Mỹ đang tăng mạnh.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) hôm thứ Tư cho biết, tồn kho dầu thô ở nước ngày giảm 5,6 triệu thùng trong tuần trước. Mức này đã cao hơn nhiều so với mức dự báo giảm 4,1 triệu thùng theo khảo sát của hãng phân tích S&P Global Platts.

Jenna Delaney, chuyên gia phân tích dầu cấp cao tại S&P Global Platts cho hay, tồn kho dầu thô ở Mỹ hiện ở mức 448,1 triệu thùng, thấp hơn 9,1 triệu thùng so với tuần cùng kỳ năm 2015, nhưng cao hơn 100 triệu thùng so với cùng kỳ năm 2014.

EIA còn cho biết, tồn kho xăng ở nước này cũng tăng 6,8 triệu thùng trong tuần trước, và tồn kho các sản phẩm hóa dầu tăng 1,7 triệu thùng.

Với mức tồn kho này, giá xăng giao tháng 1 giảm 3,4% xuống 1,661 USD/gallon – mức thấp nhất kể từ ngày 19/10.

Ông Matt Smith, Giám đốc nghiên cứu hàng hóa tại ClipperData bình luận, mức tồn kho xăng “khủng” đã bù đắp cho mức giảm mạnh của tồn kho dầu khô trong bối cảnh công suất của các nhà máy lọc dầu hiện cao hơn 800.000 thùng/ngày so với 1 năm trước.

Ước tính, sản lượng của các nhà máy lọc dầu đạt 9,758 triệu thùng/ngày (hiệu suất đạt 93,8%) cao hơn mức cầu 8,895 triệu thùng.

Do các nhà máy lọc dầu tăng đà sản xuất và nhập khẩu dầu vẫn thấp, nên tồn kho dầu thô tiếp tục giảm và tồn kho xăng tăng, ông Matt Smith giải thích.

Ngoài ra, tồn kho dầu thô thương mại tăng một phần là do Chính phủ Mỹ “xả” dự trữ dầu chiến lược.

Chưa kể, sản lượng dầu thô Mỹ tiếp tục tăng lên mức 9,7 triệu thùng/ngày trong tuần trước, tăng 25.000 thùng/ngày so với tuần trước nữa, EIA thông tin.

Vì sao Nga-OPEC thất bại?

Chiến lược và cách thức kiểm soát nhằm điều khiển giá dầu kể từ đầu năm 2017 đến nay của OPEC dường như tỏ ra khá đơn giản: Thỏa thuận với các nước xuất khẩu ngoài OPEC sẽ mở rộng việc cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá dầu.

Nhưng chiến lược này bị giới hạn ở mức không làm giá dầu tăng cao đến nỗi sụt giảm nhu cầu hoặc tạo ra sự hồi phục của các công ty dầu đá phiến ở Mỹ.

Chiến lược đơn giản này được thực hiện thông qua việc giao phó mức sản lượng cắt giảm và thời gian thực hiện cho các nước tham gia thỏa thuận theo tính toán vẫn giúp các nước này cầm cự.

Biểu hiện rõ ràng nhất là việc hôm 30/11, OPEC tuyên bố thỏa thuận cắt giảm sản lượng sẽ được kéo dài đến hết năm 2018 so với mức trước đó chỉ là đến hết tháng 3/2018.

Ban đầu, thỏa thuận cắt giảm sản lượng được thực thi đầu năm 2017, giá dầu luôn được duy trì ở quanh mức 60 USD/thùng, vào thời điểm tuyên bố gia hạn thỏa thuận cắt giảm của OPEC được đưa ra giá dầu Brent đang ở mức trên 63 USD/thùng.

Mức giá này làm giàu chp OPEC và đối tác, nhưng là chưa đủ để có thể khiến các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ mở rộng mức độ khai thác trở lại và có thể đe dọa làm sụt giảm giá dầu do tăng nguồn cung.

Tuy nhiên, sự kiểm soát tinh vi sản lượng và giá dầu của OPEC hiện nay cũng đang phải đối mặt với những thách thức không hề nhỏ. Dù rất thận trọng không để giá dầu vượt ngưỡng 65 USD/thùng – mốc có thể khiến các công ty dầu đá phiến Mỹ mở rộng sản lượng khai thác, nhưng khoảng cách giữa hai bên cũng đang dần thu hẹp từng chút một.

Giá dầu giảm xuống thời gian gần đây đã cho thấy sự ứng phó linh hoạt từ phía Mỹ chứ không phải do "ăn may".

Và nếu không đủ linh họa hơn, Nga-OPEC mới là người nếm trái đắng từ chính viên thuốc đắng bọc đường nhử các nhà đầu tư Mỹ.

Nguồn tin: baodatviet.vn

ĐỌC THÊM