OPEC đang phải vật lộn với một thị trường dầu lao đao, ít triển vọng cho giá dầu cao, sự cạnh tranh từ đá phiến Mỹ, và mối bất đồng trong hàng ngũ của mình. Tình hình cung- cầu đang được cải thiện, nhưng với một tốc độ chậm chạp khó khăn. OPEC sẽ họp trong một vài ngày để cố gắng tìm ra cách tăng cường sự tuân thủ với những cắt giảm chung, nhưng nhóm này đang phải đối mặt với việc không có sự lựa chọn tốt nào trong việc cân bằng thị trường.
Triển vọng cắt giảm sâu hơn đã bị bỏ ngỏ, nhưng nguy cơ là nó sẽ yêu cầu sự hy sinh nhiều hơn với một kết quả không chắc chắn. Trong bất kỳ trường hợp nào, OPEC dường như đang phải vật lộn với việc duy trì sự tuân thủ cho những cắt giảm hiện tại của mình. Mặc dù có một số tranh cãi về số liệu, nhưng có vẻ như hơn một nửa số thành viên OPEC đang tham gia không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Tồi tệ hơn, Nigeria và Libya đang đẩy mạnh sản lượng. Theo một cuộc khảo sát của Reuters, sản lượng OPEC thực sự đã tăng vọt trong tháng 7 lên thêm 90.000 thùng/ngày, nâng sản lượng chung của nhóm ở mức cao nhất tính cho tới năm nay.
Trong quá khứ, OPEC đã điều chỉnh mức sản lượng theo thời gian, làm cho việc cắt giảm đáp ứng với điều kiện thị trường. Điều đó làm cho thỏa thuận hiện tại, bao gồm một thỏa thuận đã được gia hạn, không điển hình. Lịch sử cho thấy OPEC đơn giản chỉ có thể theo đuổi một việc cắt giảm sâu hơn để thúc đẩy giá.
Nhưng OPEC không còn sự xa hoa đó nữa. Không giống như trong quá khứ, nhóm này không còn đủ khả năng để vượt qua được một thời gian dài của giá thấp. Trong những năm 1980, khi nhóm này từ bỏ bất kỳ ý thức hợp tác nào và sản xuất tối đa, nó đã làm sụp đổ giá dầu trong nhiều năm, một cuộc suy thoái kéo dài đến đầu thế kỷ 21 (ngoại trừ một khoảng thời gian tạm thời trong Chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư). Đợt suy thoái này đã làm cho sản xuất dầu của Mỹ lắng xuống trong một khoảng thời gian dài mà nhiều người nghĩ là chấm hết.
OPEC không còn đủ khả năng để vượt qua một đợt giá dầu thấp mà có thể kéo dài từ một thập kỉ trở lên để giết chết đối thủ sản xuất đến từ những nơi như Mỹ. Đó là bởi vì các nhà sản xuất dầu lớn của Trung Đông có mức chi tiêu cao hơn đáng kể so với trước đây. Kể từ mùa xuân Ả rập, Ảrập Xêút và các quốc gia vùng Vịnh khác đã phải trợ cấp cho dân chúng trong chi tiêu xã hội để ngăn chặn cuộc nổi dậy. Vì vậy, trong khi họ vẫn có chi phí sản xuất dầu thấp nhất trên thế giới - chỉ tốn vài đô la để sản xuất một thùng dầu - nhưng chi phí thực tế đến từ ngân sách chính phủ lớn hơn.
Đơn cử như, WSJ lưu ý rằng UAE có thể sản xuất dầu với chi phí khoảng 12 USD/thùng, nhưng nó thực sự cần mức giá 67 USD/thùng để cân bằng ngân sách của mình - một mức giá hòa vốn tài chính cao hơn nhiều so với giá thị trường phổ biến trong ba năm qua. Nhưng UAE còn xa mới thoát khỏi tình trạng tồi tệ nhất. Một báo cáo của Fitch từ đầu năm nay, và được đưa tin bởi Bloomberg, đưa ra mức hòa vốn tài chính cho các nước sản xuất dầu như sau:
• Nigeria ở mức 139 USD
• Bahrain với giá 84 USD
• Angola ở mức 82 USD
• Oman với giá 75 USD
• Saudi Arabia với giá 74 USD
• Nga ở mức 72 USD
• Kazakhstan ở mức 71 USD
• Gabon với giá 66 USD
• Azerbaijan với giá 66 USD
• Iraq ở mức 61 USD
• Abu Dhabi, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, với giá 60 USD
• Cộng hòa Congo với giá 52 USD
• Qatar ở mức 51 USD
• Kuwait với giá 45 USD
Có một vài điểm quan trọng từ các con số như thế này. Thứ nhất, nó giải thích tại sao việc tuân thủ các biện pháp cắt giảm mà OPEC đã cam kết đang dần sụt giảm. Áp lực về tài chính đối với các nước như Iraq và UAE khuyến khích họ gian lận. Ecuador tính toán rằng họ không thể tuân thủ cắt giảm được nữa và quyết định từ bỏ thỏa thuận OPEC vài tuần trước. WSJ nói rằng 7 trong số 11 thành viên tham gia không tuân thủ đầy đủ hiệp ước.
Tuy nhiên, quan trọng hơn là nhiều thành viên của OPEC đang có thâm hụt ngân sách. Trong nhiều thập kỷ, các quốc gia vùng Vịnh có thặng dư rất lớn, nhưng những thiếu hụt tài chính hiện nay khiến cho OPEC không thể chịu đựng nổi giá dầu thấp mãi. Nhiều nhà sản xuất lớn ở Trung Đông đã phải thực hiện những cắt giảm đau đớn cho việc chi tiêu, một chiến dịch thắt lưng buộc bụng đã gây ảnh hưởng tới tăng trưởng trong khu vực này.
Tất cả những điều này nói rằng OPEC có lẽ không muốn cắt giảm sâu hơn. Cách duy nhất để họ cắt giảm nhiều hơn là nếu họ tin tưởng rằng giá dầu sẽ tăng đáng kể, một triển vọng không hề chắc chắn trong thị trường hiện nay.
Kịch bản có nhiều khả năng hơn là họ duy trì mức cắt giảm hiện tại cho đến tháng 3 năm 2018 và Ả-rập Xê-út sẽ cố gắng hăm dọa các đồng minh của mình trong việc giữ mức tuân thủ cao. Đây không phải là một tình huống hay cho nhóm. "OPEC sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tôn trọng các cam kết của mình do những khó khăn về ngân sách mà một số quốc gia thành viên phải đối mặt", Chakib Khelil, cựu bộ trưởng dầu mỏ Algeria, nói với WSJ.
Nếu giá dầu không tăng, triển vọng về lâu dài thậm chí còn tối hơn. OPEC không có "chiến lược rút lui" trong tâm trí vào năm tới. Một lần nữa, giống như không có sự mong muốn nào với những cắt giảm sâu hơn, dường như cũng không có nhiều hứng thú trong OPEC để mở rộng thỏa thuận này qua quý I năm 2018. Điều đó làm tăng viễn cảnh sản xuất trở lại hoàn toàn, một kịch bản mà có thể khiến giá sụp đổ một lần nữa.
Khả năng giá dầu vẫn khoảng 50 USD/thùng hoặc thấp hơn trong những năm tới là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khoẻ tài chính của nhiều quốc gia sản xuất dầu. Sự bùng nổ liên tục của Venezuela phần lớn là một kết quả tự nhiên của giá dầu thấp.
Các nhà sản xuất ở Trung Đông có một sức mạnh tài chính để hoạt động, nhưng họ không thể giữ mãi được. Có khả năng nhiều sự bất ổn ở nhiều quốc gia. WSJ lưu ý rằng Saudi Arabia đã tiêu khoảng 246 tỷ USD tiền mặt dự trữ kể từ năm 2014 đồng thời cũng chuyển sang thị trường nợ.
Nguồn tin: xangdau.net