Ecuador đã làm ảnh hưởng xấu đến tính đoàn kết của OPEC khi tuyên bố rằng mình sẽ bắt đầu tăng sản lượng dầu trong tháng này, ví lí do quốc gia Nam Mỹ này cần tiền.
OPEC trong nhiều năm qua đã không trung thực trong các thỏa thuận của mình, đặc biệt là khi giá dầu không thể hồi phục sau khi cắt giảm sản lượng. Nhưng Ecuador đã thực hiện một quyết định hiếm hoi khi công khai tuyên bố sẽ làm tăng sản xuất, khiến cho nhom không thể che giấu sự không tuân thủ hiệp ước của Ecuador này.
Quốc gia Mỹ Latinh này sẽ không thể đáp ứng cam kết giảm sản lượng 26.000 thùng mỗi ngày còn 522.000 thùng/ngày, theo thỏa thuận với OPEC năm ngoái, Bộ trưởng Dầu mỏ Carlos Perez cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Teleamazonas vào tối thứ Hai.
Ông Perez nói: "Có nhu cầu cung cấp tài chính cho kho bạc, vì thế chúng tôi đã quyết định tăng dần sản lượng. "Những gì Ecuador làm hoặc không làm sẽ không có ảnh hưởng lớn đến sản lượng OPEC."
Thật vậy, sự từ bỏ hiệp ước của Ecuador phần lớn là không đáng kể khi xét đến quy mô của thị trường dầu mỏ toàn cầu, vì con số mà họ đồng ý cắt giảm chiếm ít hơn 25 giây sức tiêu thụ hàng ngày. Tuy nhiên, nó tạo ra một tiền lệ nguy hiểm trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ, mở ra cánh cửa cho các nhà sản xuất khác, có lẽ lớn hơn sẽ thực hiện tương tự.
"Tuyên bố mới nhất của Ecuador sẽ không là vấn đề đối với cân bằng toàn cầu, nhưng nó cho thấy những thách thức đối với các thành viên của OPEC do cắt giảm thất bại trong việc tăng giá," Amrita Sen, chuyên gia phân tích dầu tại Energy Aspects Ltd, London, nhận xét. Thông báo này có thể “tiếp tục làm gia tăng sợ hãi trước viễn cảnh thỏa thuận sẽ tan rã," bà nói.
Dầu Brent chuẩn đã mất phần lớn mức tăng đạt được sau thỏa thuận vào tháng 11 của OPEC, giảm 14% trong năm nay để giao dịch dưới mức 49 USD/thùng hôm thứ Ba.
Ecuador cho biết họ đã có một thỏa thuận "không bằng văn bản" với OPEC, cho phép nước này linh hoạt về sản lượng theo nhu cầu tài chính. Tuy nhiên, cơ quan thư ký OPEC ở Vienna không công bố thoả thuận như vậy.
Ecuador không phải là thành viên duy nhất của OPEC đang chật vật tìm cách tăng cường nguồn cung cấp tài chính của mình, với những nước khác như Algeria cũng phụ thuộc chủ yếu vào dự trữ petrodollar được tích lũy trong đợt tăng giá dầu năm 2000-2008 để bù đắp thâm hụt ngân sách. Nhiều thành viên cần mức giá cao hơn đáng kể so với mức ngày hôm nay để cân bằng ngân sach, theo Viện nghiên cứu trung dung Hội đồng Quan hệ Đối ngoại New York.
Các thành viên OPEC nhỏ khác có thể tuyên bố họ cũng cần thêm tiền, theo Torbjorn Kjus, nhà phân tích của DNB Bank ASA ở Oslo.
"Họ nên hiểu rằng điều này có thể ảnh hưởng đến toàn bộ thỏa thuận," ông nói, cho thấy rằng nhà sản xuất hàng đầu của OPEC Saudi Arabia có thể quyết định: "Nếu các bạn không muốn tham gia thì hãy để giá dầu xuống phạm vi mức 20 và xem nói sẽ khôi hài như thế nào."
Việc thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC đã giảm sau sự khởi đầu mạnh mẽ vào đầu năm nay. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã đưa ra mức tuân thủ thỏa thuận là 78% trong tháng 6, mức thấp 6 tháng, do Iraq, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất, Ecuador và Venezuela đã sản xuất nhiều hơn mức cam kết. Iraq đã sản xuất 4,5 triệu thùng mỗi ngày, chỉ đáp ứng 29% cam kết.
Ecuador, nước sản xuất nhỏ thứ ba của OPEC sau Equatorial Guinea và Gabon, hiện đang bơm khoảng 545.000 thùng mỗi ngày từ các mỏ dầu của họ trong rừng nhiệt đới Amazon, ông Perez cho biết trong cuộc phỏng vấn. Mức đó không xa mức 548.000 thùng một ngày mà nước này được sản xuất trước khi thỏa thuận OPEC được ký kết.
OPEC và một số nước không phải là thành viên đã đồng ý cắt giảm sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng mỗi ngày, bắt đầu từ tháng 1 để giảm lượng tồn kho toàn cầu và hỗ trợ giá tăng. Cho đến nay nhóm này do Saudi Arabia và Nga dẫn đầu đã hầu như không đạt được mục tiêu, với tồn kho cao hơn mức trung bình 5 năm, một phần là do nguồn cung dầu đá phiến của Mỹ tăng lên.
Nguồn: xangdau.net