Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Một làn sóng COVID nữa có thể làm hạn chế nhu cầu dầu

 

Sự tái bùng phát mới đây của virus corona mà năm ngoái gần như làm đóng cửa hầu hết thế giới đã làm mờ đi đáng kể triển vọng sáng sủa trước đây về nhu cầu dầu thô, khiến giá giảm vào đầu tuần. 

Làn sóng Covid-19 mới đây đã dẫn đến các lệnh hạn chế đi lại ở Trung Quốc cùng với việc đóng cửa một phần một số cảng nhộn nhịp nhất thế giới, đây cũng là các trung tâm dầu mỏ lớn. Điều này đã phủ bóng đen lên triển vọng nhu cầu trước mắt của nhà nhập khẩu hàng dầu đầu thế giới. Trong khi đó, số ca nhiễm đang tăng vọt ở Hoa Kỳ, nước tiêu thụ hàng đầu thế giới, càng làm tăng thêm những lo lắng về nhu cầu.

Hành vi của quỹ phòng hộ xác nhận xu hướng giảm giá. Nhà báo John Kemp của Reuters đã ghi nhận rằng các quỹ đầu cơ đã bán ròng hợp đồng tương lai dầu vào tuần trước, đây là tuần thứ sáu trong tám tuần bán ròng trong sáu hợp đồng tương lai được giao dịch nhiều nhất. Trong tuần, các quỹ đã bán tương đương 64 triệu thùng dầu thô. Trong sáu tuần, lượng bán ra đạt 213 triệu thùng, trong đó phần lớn là dầu thô – với 183 triệu thùng - và số còn lại là nhiên liệu.

Cùng lúc đó, những kẻ săn lùng món hời đã xuất hiện, gây thêm áp lực lên giá dầu, Reuters đưa tin vào đầu ngày hôm qua. Điều này đi kèm với kỳ vọng rằng OPEC + sẽ không sớm bổ sung thêm dầu vào sản lượng của họ, bất chấp những lời kêu gọi từ Hoa Kỳ.

Quả thực, các nguồn tin giấu tên từ OPEC+ nói với Reuters hôm thứ Hai rằng OPEC + cảm thấy không cần phải tăng sản lượng hơn mức đã thỏa thuận, tức là 400.000 thùng/ngày kể từ tháng này trở đi cho đến khi đạt được mức sản xuất trước đại dịch.

Các nguồn tin lưu ý rằng các thành viên OPEC + cho rằng nguồn cung không thiếu hụt với việc bổ sung sản lượng theo lịch trình, đặc biệt là dựa trên dữ liệu cơ bản mới nhất từ ​​chính OPEC và Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA. Thật vậy, IEA cho biết tuần trước, đợt bùng phát Covid-19 gần đây đã làm hãm đà phục hồi nhu cầu dầu và đang đảo ngược hướng đi của nó.

IEA cho biết trong Báo cáo Thị trường Dầu mới nhất: “Nhu cầu dầu toàn cầu trong tháng 6 đã tăng 3,8 triệu thùng/ngày so với tháng 5, dẫn đầu bởi sự gia tăng đi lại ở Bắc Mỹ và Châu Âu”. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nhu cầu đột ngột đảo ngược vào tháng 7 và triển vọng cho thời gian còn lại của năm 2021 đã bị hạ xuống do sự diễn biến ngày càng xấu đi của đại dịch và những điều chỉnh đối với dữ liệu lịch sử”.

Càng tăng thêm áp lực lên giá là Báo cáo năng suất khoan mới nhất của Cơ quan Thông tin Năng lượng, được công bố hôm thứ Hai. Báo cáo cho thấy EIA dự kiến ​​sản lượng dầu đá phiến của Mỹ sẽ lên gần 8,1 triệu thùng/ngày vào tháng tới, mức cao nhất kể từ tháng 5 năm ngoái. Mặc dù mức tăng hàng tháng từ tháng 8 sẽ chỉ là 45.000 thùng/ngày, nhưng bất kỳ mức tăng nào vào lúc này cũng là không đúng thời điểm.

Mặt khác, ít nhất là theo dữ liệu của IEA, các kho dự trữ dầu toàn cầu đang cạn dần, với các kho dự trữ của OECD thấp hơn 131 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm tính đến tháng Sáu. Mặc dù điều này có thể hỗ trợ một phần cho những nhà đầu cơ dầu giá lên, nhưng triển vọng cho năm 2022 là thừa cung và mặc dù dự báo IEA giống như bất kỳ dự báo nào khác nhưng cũng cần phải thận trọng, vì sự kết hợp của việc bổ sung sản ​​lượng từ OPEC + với số ca nhiễm Covid-19 cao rất khó giúp giá tăng.

Tuy nhiên, xu hướng từ đầu năm nay cho thấy nhu cầu dầu mỏ có thể phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ như thế nào trên quy mô toàn cầu. Sự phục hồi quá mạnh này đã làm phá hỏng các dự báo về sự sụt giảm giá dầu kéo dài và nhanh chóng khiến các nhà phân tích nói về giá dầu Brent ở mức 80 USD/thùng. Điều này cho thấy nó có thể xảy ra một lần nữa khi số ca nhiễm bắt đầu giảm. Trong khi đó, tiềm năng tăng giá của các chuẩn dầu có thể vẫn bị hạn chế, ngay cả với rủi ro địa chính trị mới ở Trung Đông sau khi Afghanistan bị Taliban tiếp quản.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM