Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Một kỷ nguyên mới về rủi ro địa chính trị trong thị trường dầu mỏ toàn cầu


Trong bối cảnh còn chưa chấm dứt các tin đồn và suy đoán về việc bao nhiêu thùng dầu của Iran sẽ bị loại ra khỏi thị trường toàn cầu một khi các lệnh trừng phạt dự kiến sẽ ảnh hưởng tới sản xuất dầu của nước này vào ngày 6 tháng 11, thì một số người cho rằng các yếu tố địa chính trị cũng đã thúc đẩy thị trường nhiều như nguyên tắc cơ bản về nguồn cung.

Tại Tuần lễ Năng lượng Nga tại Moscow tuần trước, cả hai Bộ trưởng năng lượng của Ảrập Xêút và Nga cho biết họ nhìn thấy rủi ro địa chính trị gia tăng như là động lực thúc đẩy giá dầu tăng gần đây vào thời điểm có đủ nguồn cung trên thị trường. Tất nhiên, khái niệm nguồn cung đủ sẽ sớm được kiểm tra, vì khả năng sản xuất dự phòng của cả Saudi Arabia và OPEC sẽ được kêu gọi để duy trì nguồn cung này.

"Giá cả đang tiếp tục tăng và tôi nghĩ điều đó chứng minh rằng không phải nguyên tắc cơ bản của cung và cầu dầu đứng đằng sau sự tăng giá này", Bộ trưởng năng lượng Saudi Khalid al-Falih cho biết hôm thứ Năm trong hội nghị.

"Thị trường có một sự tác động mạnh mẽ," ông nói thêm. "Các nhà đầu tư tài chính, nhà đầu cơ, tâm lý, kỳ vọng trong tương lai. Mà vấn đề thực sự đó chính là địa chính trị. Tất cả những điều này đã phối hợp lại để khiến cho thị trường điên cuồng."

Theo lời ám chỉ của al-Falih, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đã đồng ý rằng những rủi ro địa chính trị có một sự ảnh hưởng không cân đối đến giá dầu toàn cầu, gần đây đã bứt phá mức cao mới trong bốn năm.

Hôm thứ Sáu, dầu thô Brent giao dịch trên sàn London giảm nhẹ nhưng vẫn chốt ở mức 84,33 USD/thùng, một mức giá có thể đánh dấu sự gián đoạn nguồn cung ở các nền kinh tế đang phát triển, nơi đồng đô la Mỹ mạnh và giá dầu tăng đang tạo ra khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là ở châu Á, bao gồm Philippines, Việt Nam và Ấn Độ.

Novak nói thêm rằng "giá dầu hiện nay, theo ý kiến ​​của tôi, phản ánh sự không chắc chắn và rủi ro rất lớn, và theo nghĩa này thì thị trường vẫn chưa cân bằng."

Tuy nhiên, trong tương lai, các nguyên tắc cơ bản cung- cầu, đặc biệt là về mặt cung của phương trình, sẽ có ảnh hưởng lớn đến bất kỳ sự gia tăng nào của giá dầu thế giới. Thị trường không chỉ bồn chồn lo lắng về dầu của Iran tung ra thị trường ít hơn mà những vấn đề trong sản xuất kéo dài ở Nigeria, Libya và Venezuela (tất cả đều là thành viên OPEC) vẫn còn, khiến nhiều người phải dự đoán Brent chọc thủng mốc 100 USD mỗi thùng vào năm tới.

Mức giá này sẽ là một món quà năm mới không được chào đón mà sẽ dội gáo nước lạnh hơn vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhất là ở các thị trường đang phát triển. Giá dầu thô tăng cũng có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế của Mỹ.

Chiến tranh thương mại đang diễn ra với Trung Quốc cũng có thể tác động nhẹ đến tăng trưởng kinh tế của Mỹ, nhưng không cùng mức độ khi một khoảng thời gian giá dầu và xăng cao hơn có thể tàn phá cả ngành công nghiệp lẫn người tiêu dùng.

Trung Quốc cũng là một yếu tố chi phối về phía cầu của phương trình này, khi ông lớn của Trung Quốc và là nhà máy lọc dầu lớn của châu Á -Sinopec cách đây hai tuần đã nói rằng thực sự nó đã khuất phục trước sức ép của chính quyền Trump và cắt giảm nhập khẩu dầu của Iran xuống một nửa vào tháng Mười.

Các nguồn tin nói với Reuters về vấn đề này không chỉ rõ khối lượng cụ thể nhưng dựa trên hợp đồng cung cấp hiện hành giữa Sinopec và Công ty Dầu Quốc gia Iran (NIOC), Sinopec sẽ giảm xuống khoảng 130.000 thùng mỗi ngày, tương đương 20% nhập khẩu trung bình hàng ngày của Trung Quốc từ Iran vào năm 2017 - mức giảm sâu nhất của Trung Quốc trong xuất khẩu dầu của Iran trong nhiều năm qua. Động thái này đã giáng một đòn mạnh cho Tehran, trong khi các khách hàng châu Âu và châu Á khác giảm bớt lượng dầu nhập khẩu để tránh lệnh trừng phạt của Mỹ.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM