Hàng tỷ người đã trải qua vài tháng sống trong lệnh phong tỏa hay hình thức khác với lệnh cấm du lịch hoặc hạn chế nghiêm trọng. Một số cảnh báo rằng đây sẽ là điều bình thường mới của chúng ta. Và điều bình thường mới này có thể đẩy nhanh sự thay đổi hydrocarbon như là nguồn năng lượng phổ biến nhất.
Moody’s cho biết trong một báo cáo gần đây, “Lệnh phong tỏa COVID-19 làm giảm việc đi lại và đi công tác, cùng với chất lượng không khí tốt hơn và thời gian dành cho gia đình, có thể mang lại những thay đổi lâu dài trong tiêu thụ năng lượng. Những thay đổi này kết hợp với sự phục hồi kinh tế chậm sẽ làm giảm nhu cầu năng lượng, cả trong thế giới kinh doanh và các hộ gia đình.
Khi nhu cầu về dầu giảm, Moody’s cho biết, tăng trưởng kinh tế chậm hơn, việc sử dụng nhiên liệu thay thế cho giao thông gia tăng, xe điện và hiệu quả nhiên liệu tốt hơn sẽ tăng thêm sức ép lên nhu cầu dầu. Và khi các mô hình hành vi mới trở thành vĩnh viễn, sức ép này đối với nhu cầu dầu cũng sẽ trở thành vĩnh viễn.
Tuy nhiên, vẫn chỉ là khởi đầu. Không ai biết thực sự mọi người sẽ thay đổi thói quen đi lại và du lịch như thế nào vì hậu quả của đại dịch -vẫn còn rất nhiều sự thay đổi hoàn toàn -và nhu cầu dầu sẽ bị mất vĩnh viễn bao nhiêu. Nhưng có một điều chắc chắn: với lượng khí thải CO2 đang có mức giảm hàng năm trong năm nay nhờ phong tỏa, chính phủ các nước có khuynh hướng xây dựng một tương lai năng lượng sạch hơn cho quốc gia của họ sẽ tìm cách nắm bắt cơ hội này để thúc đẩy chương trình nghị sự của họ, không để lỡ cơ hội.
EU đã cố gắng gắn kết gói hỗ trợ tài chính phục hồi đại dịch với các mục tiêu xanh. Gói này vẫn chưa được tất cả các thành viên đồng ý và nội bộ chia rẽ sâu rộng, nhưng có một tham vọng mạnh mẽ là làm cho năng lượng của Châu Âu xanh hơn rất nhiều so với hiện tại. Nhưng châu Âu không còn là thị trường trọng điểm cho nhu cầu dầu mỏ. Thay vào đó Châu Á chính là thị trường mà các nhà sản xuất dầu mong muốn nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ.
Nhưng cũng có một tin xấu cho châu Á. Các nền kinh tế châu Á đã bị coronavirus tác động đến mức nền kinh tế của họ sẽ không tăng trưởng trong năm nay. Ví dụ, các nền kinh tế ở Đông Á được dự báo tăng 0,5 phần trăm, theo Ngân hàng Thế giới. Các nền kinh tế Nam Á sẽ không tăng trưởng chút nào: WB dự báo sự thu hẹp 2,7%.
Tất nhiên, nền kinh tế Châu Âu cũng sẽ thu hẹp đáng kể 4,7% - tỷ lệ tương đương với Trung Á.
Châu Á là thị trường trọng điểm của ngành dầu khí toàn cầu vì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và mạnh. Sự tăng trưởng này sẽ không thể hiện với ngành dầu khí trong năm nay, ngay cả khi các báo cáo về Trung Quốc cho thấy sự tăng cường tiêu thụ dầu. Đã có những suy đoán rằng tốc độ nhập khẩu dầu của Trung Quốc sẽ chậm lại trong quý thứ ba, dấu hiệu mới nhất cho thấy không có gì tồn tại mãi mãi.
Nhưng mọi thứ có thể đã qua thời điểm không thể quay trở lại với dầu. Trên thực tế, theo Boston Consulting Group, nhu cầu dầu đỉnh điểm đã được qua, và đại dịch coronavirus chỉ làm cho điều này trở nên rõ ràng hơn.
Trong một báo cáo, BCG lưu ý rằng dầu và than đá bị ảnh hưởng không cân xứng như thế nào về nhu cầu, không giống như năng lượng tái tạo, nhu cầu tiếp tục tăng trong suốt thời gian phong tỏa. Tất nhiên, rất nhiều sự mất mát về nhu cầu dầu là do việc tạm dừng giao thông hàng không hành khách toàn cầu, một lĩnh vực mà năng lượng tái tạo chưa thể thay thế cho nhiên liệu hóa thạch, do đó chúng không thể bị ảnh hưởng bởi những sự kiện này. Nhưng vận tải hàng không không phải là toàn bộ bức tranh.
BCG, giống như Moody’s, cho rằng sự phục hồi kinh tế toàn cầu chậm chạp từ cuộc khủng hoảng là vì một yếu tố cơ bản trong nhu cầu dầu thay đổi phía trước. Nhưng cũng lưu ý các kế hoạch phục hồi xanh của các chính phủ và kịch bản tương tự của các cơ quan năng lượng quốc tế. Bằng cách mô hình hóa tác động của đại dịch đối với nhu cầu nhiên liệu hóa thạch, các nhà phân tích BCG tiết lộ rằng kịch bản duy nhất mà nhu cầu dầu phục hồi ở chế độ tăng trưởng là những kịch bản không có biện pháp phục hồi xanh nào cả.
Đây không phải là những kịch bản sẽ diễn ra. Nhưng bất kể kịch bản nào, lĩnh vực vận tải sẽ tạo ra hoặc phá vỡ nhu cầu dầu trong tương lai, theo cả BCG và Moody’s.
Các nhà phân tích của nhóm cho biết, “nhu cầu phục hồi dầu sẽ phụ thuộc phần lớn vào mức độ nhanh chóng của nhu cầu trong lĩnh vực vận tải, đặc biệt là ở Trung Quốc”.
Moody’s cũng mô hình hóa tác động của Covid-19 đối với nhu cầu dầu theo hai kịch bản -phục hồi nhanh và chậm. Theo kịch bản đầu tiên, một sự phục hồi kinh tế nhanh chóng, khoảng 2 triệu bpd nhu cầu dầu sẽ được thay thế bởi xe điện EVs và cải thiện hiệu quả nhiên liệu trong xe hơi động cơ đốt trong ICE vào năm 2025.
Trong khi đó, tổng thiệt hại của nhu cầu cho năm 2020 sẽ là 3 triệu bpd. Theo kịch bản thứ hai với sự phục hồi kinh tế chậm, 5 triệu bpd sẽ bị mất trong nhu cầu dầu trong năm nay, và có thể không bao giờ lấy lại được do mô hình hành vi của con người thay đổi và tăng trưởng kinh tế tiếp tục chậm.
Có vẻ như theo các kịch bản thực tế nhất, tăng trưởng nhu cầu dầu hầu như đều ảm đạm. Câu hỏi duy nhất có vẻ như là nó sẽ giảm nhanh hay chậm từ thời điểm này. Các nhà sản xuất dầu lớn có thể muốn xem lại kế hoạch dài hạn của họ.
Nguồn tin: xangdau.net