Theo Moody's Investors Service, triển vọng của ngành công nghiệp tinh chế và tiếp thị dầu ở Châu Á vẫn ổn định, với thu nhập trước lãi, thuế, khấu hao tài sản cố định hữu hình và khấu hao tài sản cố định vô hình (Ebitda) của các công ty được xếp hạng sẽ tăng trưởng 5% đến năm 2018.
Rachel Chua, Trợ lý Phó Chủ tịch và Chuyên viên phân tích của Moody cho biết: "Nhờ vào nhu cầu tiêu thụ dầu sản phẩm của Trung Quốc và Ấn Độ và sự tiếp tục hợp lý hóa năng lực sản xuất, chúng tôi cho rằng việc lợi nhuận tinh chế sẽ tiếp tục củng cố, qua đó hỗ trợ tăng trưởng thu nhập."
"Cụ thể, chúng tôi dự đoán rằng lợi nhuận tinh chế trung bình của Châu Á sẽ đạt mức trung bình 6,2 USD/thùng trong ba năm qua, nhưng tốt hơn mức 5,1 USD/thùng trong năm 2016.
"Việc buộc phải đóng cửa tạm thời gần một phần tư công suất tinh chế của Mỹ đã tạo ra tình trạng thiếu hàng, khiến giá nhiên liệu bao gồm xăng, dầu diesel và nhiên liệu phản lực tăng vọt. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng sự gia tăng đột biến trong crack spread và lợi nhuận tinh chế sẽ dịu lại và bình thường hóa khi nguồn cung thắt chặt dần dần nới lỏng,", bà nói.
Kết luận của Moody được đưa ra trong báo cáo vừa công bố, "Tinh chế và tiếp thị - Châu Á,Triển vọng ổn định với sự tăng trưởng nhẹ của Ebitda và lợi nhuận tinh chế củng cố."
Dự báo này phản ánh những kỳ vọng của Moody về các điều kiện kinh doanh cơ bản trong ngàng này trong 12-18 tháng tới và đã ổn định kể từ tháng 10 năm 2014, khi Moody's đưa ra ý kiến của mình.
Theo ước tính của Moody's, tăng trưởng tiêu thụ nhiên liệu khu vực châu Á khoảng 0,7 triệu thùng mỗi ngày sẽ vượt xa mức bổ sung công suất tinh chế 0,4-0,5 triệu thùng mỗi ngày do nhu cầu về cung và cầu thay đổi theo từng quốc gia, trong 12-18 tháng tiếp theo.
Đồng thời, phần lớn sự tăng trưởng trong công suất tinh chế sẽ đến từ Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, với sự tăng trưởng nhu cầu vượt quá công suất bổ sung trong 5 năm qua, châu Á có thể sẽ vẫn là nhà nhập khẩu ròng các sản phẩm dầu mỏ tinh chế trong ít nhất 3 năm tới.
Nhu cầu dầu diesel tăng vọt sẽ giúp duy trì crack spread của diesel mạnh mẽ. Tốc độ khiêm tốn của các hoạt động công nghiệp trong khu vực và Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu diesel, một loại nhiên liệu vận tải và cũng được sử dụng trong ngành nông nghiệp, khai thác mỏ và xây dựng.
Trong khi đó, nhu cầu xăng và crack spread của xăng sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi giá bán lẽ thấp do giá dầu thô thế giới tiếp tục ở dưới mức 60 USD/thùng.
Diesel và xăng thường chiếm khoảng 60% sản lượng của các nhà máy tinh chế Châu Á.
Tuy nhiên, Moody's cho biết thêm rằng các nhà máy lọc dầu của Châu Á tiếp tục bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế ở Trung Quốc, chu kỳ công nghiệp và rủi ro địa chính trị, bất chấp triển vọng ổn định của cơ quan xếp hạng này.
"Chúng tôi có thể thay đổi quan điểm của chúng tôi thành tiêu cực nếu công suất bổ sung tinh chế ròng và sản lượng tinh chế tăng ở châu Á thật tế cao hơn tăng trưởng trong tiêu thụ, như dự báo Ebitda của chúng tôi cho ngành công nghiệp giảm hơn 10%; hoặc nếu nhu cầu tiêu thụ từ Trung Quốc và Ấn Độ phản ánh ngược lại; hoặc nếu sự phát triển địa chính trị thay đổi đáng kể các điều kiện hoạt động kinh doanh," Moody’s cho biết thêm.
Moody's sẽ xem xét một triển vọng tích cực nếu nhu cầu khu vực cao hơn hẳn công suất bổ sung đến mức lợi nhuận tinh chế vượt quá 8 USD/thùng trên cơ sở bền vững, dẫn đến dự báo tăng trưởng Ebitda trên 10%.
Nguồn: xangdau.net