Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Mọi điều bạn cần biết về thỏa thuận mới của OPEC

Hôm Chủ nhật, OPEC + đã đồng ý về cách thức nhóm này tiến hành quản lý nguồn cung dầu trong những tháng tới, chấm dứt tình trạng bế tắc kéo dài hai tuần về mức sản lượng cơ sở. Nhóm hy vọng rằng mặt trận thống nhất mới này sẽ trấn an thị trường rằng không có cuộc chiến giá dầu nào đang bùng phát. Các bộ trưởng của liên minh OPEC + đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến hôm Chủ nhật, hai tuần sau khi không đạt được thỏa thuận do sự phản đối của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) - nhà sản xuất lớn thứ ba của OPEC, chỉ sau Ả Rập Xê-út và Iraq - đã khăng khăng đòi nâng mức sản lượng cơ sở của mình lên.

Thông qua hòa giải và các cuộc đàm phán trong hai tuần qua, OPEC + đã vượt qua bế tắc và đạt được thỏa hiệp tại cuộc họp hôm Chủ nhật.

Mức sản xuất mới

Theo đó, nhóm đã đồng ý gia hạn thỏa thuận hiện tại từ tháng 4 năm 2020 đến cuối tháng 12 năm 2022. OPEC+ sẽ bổ sung thêm 400.000 thùng/ngày vào mỗi tháng bắt đầu từ tháng 8 năm 2021 và cho đến khi mang trở lại hết 5,8 triệu thùng/ngày mà nhóm hiện đang giữ ngoài thị tường, do nhu cầu dầu toàn cầu cải thiện.

“Cuộc họp ghi nhận sự củng cố liên tục của các nguyên tắc cơ bản thị trường, với nhu cầu dầu có dấu hiệu cải thiện rõ ràng và dự trữ OECD giảm, khi sự phục hồi kinh tế tiếp tục diễn ra ở hầu hết các nơi trên thế giới với sự trợ giúp của các chương trình tiêm chủng”, OPEC cho biết trong một tuyên bố.

Đường cơ sở

Cốt lõi của sự tranh cãi từ hai tuần qua đó là, mức sản xuất tham chiếu, hay là mức cơ sở - cũng đã được giải quyết bằng một thỏa hiệp. Theo đó, kể từ ngày 1 tháng 5 năm 2022, UAE sẽ có mức tham chiếu cao hơn, nhưng Ả Rập Saudi, Nga, Iraq và Kuwait cũng vậy.

UAE sẽ có ​​mức cơ sở được nâng lên 3,5 triệu thùng/ngày vào tháng 5 tới, từ 3,168 triệu thùng/ngày hiện nay.

Mức tham chiếu của Kuwait sẽ được nâng lên 2,959 triệu thùng/ngày từ 2,809 triệu thùng/ngày.

Iraq sẽ chứng kiến ​​mức cơ sở của mình tăng lên 4,803 triệu thùng/ngày từ 4,653 triệu thùng/ngày.

Saudi Arabia và Nga mỗi nước sẽ có mức tham chiếu là 11,5 triệu thùng/ngày từ tháng 5 năm 2022, tăng từ 11 triệu thùng/ngày.

Năm quốc gia đó cộng lại sẽ có mức tham chiếu cao hơn 1,63 triệu thùng/ngày kể từ tháng 5 năm sau, trong đó là 1 triệu thùng/ngày của Ả Rập Xê-út và Nga.

Mức cơ sở không phải là sản lượng

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các thành viên đó sẽ bơm nhiều hơn thế, nhưng mức cơ sở cao hơn cho thấy OPEC + đang tìm kiếm công suất sản xuất cao hơn, điều này sẽ cho phép tổ chức này tiếp tục là người quản lý thị trường dầu trong những năm tới.

Nigeria và Algeria cũng đã yêu cầu điều chỉnh mức sản lượng cơ sở tương ứng của họ, nhưng mức của họ đã không được điều chỉnh. Yêu cầu của họ có thể được xem xét ở giai đoạn sau.

Giảm bớt sự không chắc chắn

Thỏa thuận hôm Chủ nhật đã giúp loại bỏ sự không chắc chắn vốn đã đeo bám thị trường dầu kể từ đầu tháng Bảy. Các nhà quan sát thị trường lo ngại rằng nếu OPEC+ không đạt được sự đồng thuận về các chính sách trong tương lai, một cuộc chiến giá dầu nữa có thể nổ ra.

Bộ trưởng năng lượng của Saudi Arabia và UAE đã phát biểu trong một cuộc họp báo vào ngày Chủ nhật và nhắc lại cam kết của họ với cuộc đối thoại.

“Chúng tôi đánh giá cao cuộc đối thoại mang tính xây dựng mà chúng tôi đã có với Hoàng thân và OPEC”, Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail Al Mazroui nói khi đề cập đến Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê-út, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman.

Tâm lý tăng giá, giá dầu sụp đổ

Mặc dù giá dầu giảm vào thứ Hai, nhưng thỏa thuận này được coi là tích cực đối với thị trường dầu mỏ, khi OPEC+ đảm bảo nguồn cung tăng thêm 400.000 thùng/ngày vào mỗi tháng và đồng ý họp hàng tháng để xem xét các nguyên tắc cơ bản.

Vào đầu ngày thứ Hai, giới phân tích và các nhà dự báo cảm thấy rằng thỏa thuận đã ngăn chặn được sự sụp đổ của giá dầu mà lẽ ra là điều chắc chắn nếu các cuộc đàm phán kết thúc bằng một cuộc chiến giá dầu theo kiểu cuộc chiến giá hồi tháng 3 năm 2020 giữa Ả Rập Xê Út và Nga.

Nguồn cung gia tăng hàng tháng cũng được cho là sẽ ngăn giá dầu tăng quá cao, điều này có thể phá hủy một số nhu cầu dầu và đẩy nhanh lạm phát.

“Đây là một dấu hiệu cho thấy Opec + muốn tiếp tục quản lý thị trường và giảm lượng hàng tồn kho,” Amrita Sen với Energy Aspects nói với tờ Financial Times.

Bất chấp tin tức này rõ ràng là yếu tố tăng giá, nhưng giá dầu đã rớt gần 6% trong phiên thứ Hai.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM