Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết là một thắng lợi địa chính trị đối với Mỹ và là một thảm họa đối với nước Nga, quốc gia bị ảnh hưởng về mặt chính trị, kinh tế và xã hội. Mặc dù người dân được hưởng nhiều quyền tự do cá nhân hơn, nhưng chất lượng cuộc sống giảm đi đáng kể khi các thể chế nhà nước sụp đổ và các dịch vụ cơ bản biến mất. Vào đầu những năm 2000, Mátxcơva bắt đầu tạo ra nhiều ảnh hưởng hơn đối với lĩnh vực khai thác mỏ của mình, điều này đã làm tăng đáng kể thu nhập của nhà nước.
Việc sản xuất các nguyên liệu thô từ vùng đất giàu có của Nga, trong đó dầu mỏ là quan trọng nhất cho đến nay đã cung cấp các nguồn lực cho quá trình hiện đại hóa xã hội. Vì vậy, Moscow phải duy trì nguồn cung xuất khẩu và doanh thu ổn định. Theo một tài liệu chiến lược của chính phủ do tờ Kommersant trích dẫn, có khả năng mức sản xuất dầu trước đại dịch sẽ không phù hợp.
Ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga có thể đạt kỷ lục sau Chiến tranh Lạnh vào năm 2019 khi sản xuất 11,3 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 560 triệu tấn. Sản lượng đã giảm đáng kể do đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái thả nổi tự do của Nga đã giúp giảm bớt tác động tiêu cực của việc giảm doanh thu vì các giao dịch dầu thường được thực hiện bằng đô la Mỹ.
Trước đại dịch, một phần ba doanh thu của chính phủ là từ xuất khẩu năng lượng. Con số này tăng lên 40% khi tính cả thu nhập thuế từ các lĩnh vực khác như khoáng sản. Do đó, nguồn tiền đáng kể đang được chi ra để Nga vẫn là một siêu cường năng lượng trong thế kỷ 21.
Theo tài liệu chiến lược, sản lượng dầu của Nga sẽ tăng sau đại dịch lên 11,1 triệu thùng/ngày vào năm 2030, thấp hơn 200.000 thùng so với kỷ lục của năm 2019. Sau đó, nó sẽ giảm dần xuống 9,4 triệu thùng/ngày vào năm 2035. Trong một kịch bản có khả năng xảy ra nhất là giá và nhu cầu cao, sản lượng có thể tăng lên 12,8 triệu thùng/ngày vào năm 2030.
Lịch sử lâu đời của ngành công nghiệp dầu mỏ Nga đồng nghĩa với các mỏ dầu dễ khai thác và có chi phí thấp thường cạn kiệt. Kể từ khi phát hiện ra mỏ dầu đầu tiên ở Caucasus, lĩnh vực dầu mỏ của Nga đã tiến xa hơn về phía bắc và sâu hơn vào Siberia để tìm các nguồn tài nguyên mới. Hầu hết các mỏ dầu chưa được khai thác hiện đang ở Bắc Cực, nơi tương đối tốn kém để khai thác do khí hậu khắc nghiệt. Tuy nhiên, khu vực này có thể chứa 16% lượng dầu chưa được phát hiện trên thế giới, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ.
Moscow đặt nhiều hy vọng vào sự phát triển khu vực Bắc Cực. Trong nhiệm vụ thống trị lĩnh vực năng lượng, các công ty được miễn thuế đáng kể để giảm chi phí và thu hút những hãng kinh doanh phù hợp đến miền bắc. Ví dụ, gã khổng lồ năng lượng Rosneft đã công bố dự án Vostok khổng lồ sẽ tạo ra 130.000 việc làm và cho phép tiếp cận khoảng 5 tỷ tấn dầu. Rosneft dự định sản xuất 30 triệu tấn vào năm 2024 và lên tới 100 triệu vào cuối thập kỷ chỉ riêng với dự án này.
Thế nhưng một mối đe dọa lớn đối với vị thế của Nga là quá trình chuyển đổi năng lượng và điện khí hóa xã hội. Điều này có thể bù đắp nhu cầu về các sản phẩm nhiên liệu hóa thạch. Mặc dù hydro đang dần xâm nhập vào chiến lược của Moscow, nhưng phần lớn nỗ lực của ngành năng lượng Nga vẫn là nhiên liệu hóa thạch. Theo Dmitry Loukashov, phó trưởng bộ phận nghiên cứu dầu khí của VTB Capital, "Trong khi các ông lớn dầu khí quốc tế đang tự đánh giá cao tiềm năng chuyển đổi kinh doanh để trở nên 'sạch', các công ty Nga khó có thể cạnh tranh với họ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo này."
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi năng lượng cũng là cơ hội cho ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch của Nga. Các tập đoàn dầu quốc tế của phương Tây như Shell và BP đang dần tăng cường đầu tư vào các công nghệ trung hòa carbon và giảm dần việc sử dụng dầu khí. Điều này có nghĩa là ngay cả trong tình hình nhu cầu ngày càng giảm, Nga vẫn có thể duy trì thị phần và vị thế của mình như một siêu cường năng lượng.
Theo Rystad Energy, đại dịch đã thay đổi đáng kể triển vọng về dầu. Trước đây, người ta dự đoán rằng nhu cầu sẽ đạt đỉnh vào khoảng năm 2030 với 106 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, Rystad hiện lại dự đoán rằng nhu cầu sẽ ở quanh mức 102 triệu thùng/ngày vào năm 2028 và nhanh chóng giảm xuống 62 triệu thùng/ngày vào năm 2050.
Các công ty năng lượng của Nga đã và đang tăng cường sự hiện diện của họ ở những khu vực mà nhu cầu sẽ vẫn tăng trong tương lai gần như châu Á và châu Phi. Mặc dù các nước phát triển có khả năng sẽ loại bỏ cacbon, nhưng phần còn lại của thế giới sẽ không sớm làm như vậy. Do đó, kỳ vọng ít nhất Nga cũng sẽ giữ vững vị thế của mình trong thời gian tới.
Nguồn tin: xangdau.net