Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Mâu thuẫn giữa Saudi-UAE vẫn chưa kết thúc bất chấp thỏa thuận OPEC +

Sự phản kháng bất ngờ của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất tại các cuộc đàm phán OPEC + vào tháng trước đã khiến thị trường dầu ngạc nhiên, nhưng rạn nứt giữa UAE và Ả Rập Xê Út không gây nhiều bất ngờ cho những chuyên gia đã theo dõi chính trị Trung Đông trong nhiều năm.

Trong hai tuần vào đầu tháng 7, hai đồng minh Saudi Arabia và UAE nắm giữ thị trường dầu - và giá dầu – đã xảy ra xung đột về việc Abu Dhabi và các thành viên khác của OPEC + có thể bơm bao nhiêu dầu khi liên minh này bắt đầu nới lỏng mức cắt giảm 5,8 triệu thùng còn lại mỗi ngày.

Tuy sự bất đồng khiến nhiều người trên thị trường ngạc nhiên, nhưng đối với các nhà phân tích và chuyên gia theo dõi diễn biến Trung Đông, không quá ngạc nhiên khi sự cạnh tranh kinh tế và địa chính trị ngày càng tăng giữa hai đồng minh đã tìm ra lối thoát trong một vấn đề có vẻ nhỏ như liệu UAE có thể bơm dầu nhiều hơn trong những tháng tới hay không.

Sự chia rẽ đã có từ lâu trước khi bước vào cuộc đàm phán OPEC+

Các nhà phân tích cho rằng sự cạnh tranh giữa Ả Rập Xê Út và Tiểu vương quốc Ả Rập Xê Út đã tồn tại trong nhiều năm, bất chấp điều luôn trông giống như một 'tình bạn' giữa hai người đứng đầu hai quốc gia, MBS và MBZ, đó là Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Salman và Thái tử UAE Mohammed bin Zayed.

Ả Rập Saudi và UAE là đồng minh chống lại tầm ảnh hưởng của Iran trong khu vực, nhưng họ có quan điểm khác nhau về các vấn đề địa chính trị khác.

Saudi Arabia và UAE cũng cạnh tranh kinh tế về đầu tư nước ngoài khi họ cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ. Đồng thời, cả hai đều đang tìm cách nâng cao năng lực sản xuất dầu của mình để tối đa hóa doanh số bán dầu trước khi quá trình chuyển đổi năng lượng làm tước đi doanh thu từ dầu của họ.

Trong các cuộc đàm phán OPEC + vào tháng trước, UAE đã kiên quyết yêu cầu mức sản lượng cơ sở cao hơn vì họ cho rằng mức cơ sở từ năm 2018 của họ là không phù hợp, đặc biệt là trong lúc họ có tham vọng nâng công suất sản xuất dầu lên 5 triệu thùng/ngày vào năm 2030 từ mức khoảng 4 triệu thùng/ngày hiện nay.

Sự bế tắc kéo dài hai tuần - khiến một số nhà quan sát lo ngại về sự sụp đổ của liên minh OPEC + như hồi tháng 3 năm 2020 – đã dẫn đến một thỏa hiệp.

Sự khác biệt vẫn còn hiện diện

Tuy nhiên, sự khác biệt giữa Ả Rập Saudi và UAE vẫn còn, và chúng mang sắc thái kinh tế và địa chính trị.

Những căng thẳng cơ bản giữa Saudi Arabia và UAE “vẫn chưa biến mất”, Amrita Sen, người sáng lập và giám đốc nghiên cứu tại hãng tư vấn năng lượng Energy Aspects, nói với CNBC một ngày sau khi thỏa thuận OPEC + được công bố.

Rạn nứt là hệ quả của các vấn đề rộng lớn hơn, không phải chỉ mức sản lượng cơ bản trong thỏa thuận OPEC +. Ông Sen nói với CNBC, UAE đang tìm cách thoát ra khỏi cái bóng của Ả Rập Xê Út trong các vấn đề địa chính trị và kinh tế khu vực.

“Sự cạnh tranh giữa hai nền kinh tế Ả Rập lớn nhất, theo tôi chỉ mới bắt đầu”, Abdulkhaleq Abdulla, giáo sư khoa học chính trị ở UAE, nói với CNBC hồi đầu tháng này. "Và nó chắc chắn sẽ tăng lên trong thời gian tới."

Đó không chỉ là về hạn ngạch dầu

Các chuyên gia về Trung Đông cho biết, những gì thế giới nhìn thấy khi trong xung giữa hai bên về vài trăm nghìn thùng dầu mỗi ngày thực sự là một rạn nứt được hình thành qua nhiều năm.

“Ngạc nhiên về sự bất đồng dường như đột ngột giữa Abu Dhabi và Riyadh bắt nguồn từ sự hiểu nhầm về mối quan hệ giữa hai nước trong những thập kỷ gần đây. Có một giả định phổ biến rằng UAE và Ả Rập Xê Út có thế giới quan và lợi ích không thể phân biệt một cách hiệu quả - rằng UAE là một phần phụ hoặc phụ thuộc vào Ả Rập Xê Út. Điều đó chưa bao giờ xảy ra”, Hussein Ibish, Học giả thường trú cấp cao tại Viện các quốc gia vùng Vịnh Ả Rập ở Washington, đã viết vào tháng 7 khi mâu thuẫn trong OPEC+ vẫn đang diễn ra.

Theo chuyên gia này, những khác biệt lâu năm nhưng không được đánh giá đúng giữa UAE và Saudi Arabia đã trở nên rõ ràng hơn, nhưng lợi ích chung của họ vẫn mang tính quyết định.

Một số khác biệt về địa chính trị là rất rõ ràng. Không giống như Ả Rập Xê-út, UAE đã cắt giảm phần lớn các hoạt động quân sự của mình ở Yemen và nước này cũng đã công nhận Israel vào năm ngoái.

Về mặt kinh tế, Ả Rập Xê-út và UAE đang cạnh tranh về các khoản đầu tư nước ngoài, không chỉ trong lĩnh vực dầu mỏ.

Hồi đầu năm nay, Ả Rập Xê-út đã thách thức vị trí lãnh đạo lâu đời của Dubai và Abu Dhabi ở Trung Đông trong việc thu hút vốn và các công ty nước ngoài bằng cách tuyên bố rằng kể từ tháng 1 năm 2024, nước này sẽ không ký hợp đồng với các công ty nước ngoài không có trụ sở chính trong khu vực tại Ả Rập Xê Út.

Ibish từ Viện các quốc gia vùng Vịnh Ả Rập ở Washington viết: “Sự chia rẽ giữa UAE và Saudi Arabia là có thật và đáng kể, và chúng có khả năng phát triển theo thời gian thành những rạn nứt sâu sắc hơn”.

Tuy nhiên, hai quốc gia có các mục tiêu khu vực rộng lớn hơn có thể tương thích, trong đó có thực tế là họ thân Mỹ cùng mối quan tâm lớn ở Trung Đông về Iran và các lực lượng ủy thác của nước này trong khu vực, Ibish lưu ý.

David Ottaway, nghiên cứu viên Trung Đông tại Trung tâm Wilson, đã viết vào tháng trước “Ả Rập Xê-út và UAE “ngày càng trở thành đồng minh đối thủ”.

Ottaway nói: “UAE đang tự vạch ra lộ trình của mình về nhiều vấn đề hơn, nhu cầu sản xuất nhiều dầu nhiều hơn mức mà Ả Rập Saudi mong muốn chỉ là ví dụ mới nhất về cuộc đối đầu của họ đối với sự nổi bật của Ả Rập và toàn cầu”.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM