Tình hình an ninh bấ ổn ở Libya và cuộc tranh chấp liên tục giữa các chính phủ đối lập đã ngăn không cho các công ty dầu khí quốc tế khôi phục các hoạt động thăm dò tại quốc gia sản xuất dầu của Bắc Phi bị nội chiến tàn phá. Nếu không có hoạt động thăm dò, Libya không bao giờ có thể hy vọng khai thác trữ lượng dầu đáng kể - lớn nhất trên toàn lục địa.
Dấu hiệu mới nhất cho thấy tình hình xấu đi đang làm suy giảm môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí đến từ hai hãng dầu khí lớn là BP và Eni, khi cả hai đã tạm gác kế hoạch lắp đặt giàn khoan và bắt đầu thăm dò tại Libya, tờ Petroleum Economist đưa tin.
Eni và BP đã ký một thỏa thuận vào tháng 10 năm 2018 để tiếp tục thăm dò tại Libya, nhằm tiếp tục các hoạt động vào năm 2019. Eni, BP và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia của Libya (NOC) đã ký một ý định thư, theo đó Eni sẽ mua 42,5% cổ phần trong Thỏa thuận chia sẻ sản xuất và thăm dò của BP (EPSA) tại Libya.
“Đây là một cột mốc quan trọng sẽ giúp giải phóng tiềm năng thăm dò của Libya bằng cách nối lại các hoạt động EPSA đã bị đình trệ kể từ năm 2014. Nó góp phần tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn ở nước này, nhằm khôi phục mức sản xuất và cơ sở dự trữ của Libya bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng về cơ sở hạ tầng hiện có của Libya”, Giám đốc điều hành của Eni, ông Claudio Descalzi, cho biết một năm trước.
Giám đốc điều hành của BP, Bob Dudley cho biết vào tháng 10 năm 2018 rằng các công ty sẽ bắt đầu khoan thăm dò tại Libya trong quý đầu tiên của năm 2019.
Tuy nhiên, tình hình an ninh ngày càng tồi tệ ở nước này đã phá hỏng kế hoạch của hai hãng dầu quốc tế này để bắt đầu lại các hoạt động thăm dò của họ.
Chưa kể các cuộc đụng độ và nội chiến ở nhiều khu vực khác nhau của Libya, ngành dầu mỏ cũng liên tục gặp khó khăn bởi mâu thuẫn giữa chính phủ đối lậpvà các công ty dầu khí đối thủ, đe dọa phá vỡ sự thống nhất của NOC.
Tranh cãi về phân bổ ngân sách cũng đang đe dọa đến sản xuất dầu của Libya.
Vào đầu tháng này, NOC cũng cảnh báo rằng sản xuất dầu Libya “có thể giảm nhanh chóng trong chín tháng tới nếu chính phủ tiếp tục giữ lại ngân sách đã được phê duyệt”.
“Nếu số vốn phân phối của tập đoàn không được cấp, sản lượng dầu của Libya sẽ thấp hơn hàng trăm nghìn thùng mỗi ngày so với mức lẽ ra nên có”, Chủ tịch NOC- Mustafa Sanalla cho biết trong một bài phát biểu hôm 02/10.
Nguồn tin: xangdau.net