Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Lý giải về chiến lược LNG thiển cận của Châu Âu

Sự lạc quan hiện nay ở châu Âu về an ninh năng lượng trong tương lai một lần nữa dựa trên những đánh giá sai lầm. Ngày càng có nhiều báo cáo được công bố trong vài tuần qua cảnh báo rằng nếu châu Âu không cùng nhau hành động, thì khối có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng mới hoặc ít nhất là lặp lại tình trạng giá rất cao trong mùa đông năm 2023- 2024.

Mùa đông ấm hơn bình thường vào năm 2022-2023 là một điều may mắn đối với các chính phủ EU cũng như người tiêu dùng, nhưng nó không nên được coi là một chỉ số đáng tin cậy cho tương lai. Mặc dù đã đầu tư đáng kể vào các dự án tái hóa khí và cảng LNG nhanh chóng, nhưng người ta ít chú ý đến những diễn biến toàn cầu cho thấy nhu cầu khí đốt tự nhiên sẽ tiếp tục tăng, cũng như các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc đang ngày càng tìm kiếm các hợp đồng cung cấp LNG lâu dài. Sự kết hợp giữa nhu cầu gia tăng của Trung Quốc và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Ấn Độ sẽ tiếp tục thắt chặt thị trường toàn cầu và khiến giá LNG tăng lên. Trong khi đó, nguồn cung LNG còn lại của Nga cho châu Âu và khí đốt đi qua Ukraine có thể phải đối mặt với những thách thức đáng kể, bao gồm khả năng bị phong tỏa nếu Ukraine tiến hành một cuộc tấn công Crimea. Do đó, việc vận chuyển LNG hiện tại của Nga tới châu Âu, kể cả Rotterdam và các cảng khác, cũng có khả năng kết thúc sớm. Trong tương lai, việc đảm bảo đủ nguồn cung LNG thông qua hoạt động thu mua trên thị trường toàn cầu sẽ là ưu tiên hàng đầu của châu Âu nếu họ muốn ứng phó với khối lượng bị hạn chế của Nga. Việc duy trì mức nhập khẩu năm 2022 sẽ không dễ dàng. Năm ngoái, châu Âu đã nhập khẩu 121 triệu tấn LNG, tăng 60% so với năm 2021. Cái giá cho sự thay đổi đột ngột này trong chiến lược nhập khẩu năng lượng là rất cao, vì châu Âu đang lùng sục các thị trường giao ngay quốc tế để mua khí đốt, trả nhiều đô la cho các lô hàng. Các thực thể ngoài châu Âu, chẳng hạn như Trung Quốc, đã chọn một cách tiếp cận khác, ưu tiên các hợp đồng dài hạn. Mặc dù các thỏa thuận như vậy đã trở nên đắt đỏ hơn, nhưng chúng đã giúp hạn chế sự tăng giá. Và giá cao vẫn là một quan ngại đối với châu Âu. Vào năm 2022, người mua châu Âu chiếm khoảng 33% tổng lượng mua LNG trên thị trường giao ngay, tăng đáng kể từ 13% vào năm 2021. Trừ khi các hợp đồng dài hạn được ký kết, người ta dự đoán rằng khối lượng LNG trên thị trường giao ngay của châu Âu sẽ tăng lên khoảng 50% trong năm 2023-2024.

Nguyên nhân chính của các chiến lược nhập khẩu LNG và khí tự nhiên còn thiếu kinh nghiệm hiện nay có liên quan đến các chính sách hiện tại và đề xuất của EU. Hiện tại, các mục tiêu về khí hậu của Brussels được coi là thủ phạm chính cản trở các cuộc thảo luận hợp đồng dài hạn. Kế hoạch cắt giảm 55% lượng khí thải vào năm 2030, đồng thời đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, phủ nhận các lựa chọn có sẵn cho các bên thị trường để ký hợp đồng dài hạn. Trong khi các hợp đồng dài hạn có thể giảm thiểu việc tăng giá và cuối cùng dẫn đến giảm giá khí đốt tự nhiên cho người tiêu dùng, thì các nhà hoạch định chính sách đang ưu tiên cho chiến lược về biến đổi khí hậu và khí thải, dời khả năng chi trả của người tiêu dùng trực tiếp ở cuối chương trình nghị sự. Như Morten Frisch, một đối tác cấp cao của Morten Frisch Consulting tuyên bố rằng Châu Âu sẽ cần đưa 70-75% nguồn cung LNG của mình vào trong các thỏa thuận mua bán dài hạn (SPA). Frisch nhắc lại rằng các chính trị gia hiện tại của EU đang hiểu sai sự thật thực tế vì họ đều cho rằng hydro xanh có thể thay thế khối lượng LNG vào năm 2030, điều này hiện tại có vẻ như là một chặng đường dài. Do vận động hành lang xanh và những người thúc đẩy thị trường hydro xanh, EU trở nên cực kỳ phụ thuộc vào nguồn cung LNG trên thị trường giao ngay và dễ bị tổn thương trước những cú sốc giá.

Vấn đề cơ bản thực sự là các nhà hoạch định chính sách châu Âu đang đánh giá thấp tầm quan trọng của khí đốt tự nhiên như một loại nhiên liệu cầu nối. Trong khi tranh luận ở Brussels về việc giảm nhu cầu và thời hạn hiệu quả để loại bỏ dần khí đốt tự nhiên vẫn tiếp diễn, các nhà hoạch định chính sách không nhận thức được rằng khả năng chi trả và an ninh của nguồn cung là rất quan trọng. Sự gia tăng nhu cầu LNG của châu Á có thể khiến thị trường LNG toàn cầu ngày càng khan hiếm và có thể dẫn đến những cú sốc giá mới trong mùa đông năm 2023/2024.

Giá LNG giao ngay đã giảm 80% so với mức cao nhất vào năm 2022, nhưng nhiều nhà phân tích hiện dự báo giá sẽ tăng trở lại, không chỉ vì châu Á, mà còn do nhu cầu mùa hè, khi mức thủy điện sẽ giảm. Để tránh những hậu quả tiêu cực của một cú sốc giá khác, các nhà hoạch định EU phải bắt đầu phòng ngừa rủi ro thông qua các hợp đồng dài hạn.

Trong vài tuần qua, những gã khổng lồ năng lượng châu Âu như Shell và RWE đã đi đến bế tắc trong các cuộc đàm phán hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp LNG QatarEnergy. Đơn cử như, RWE được cho là có mâu thuẫn với QatarEnergy, dựa trên thời hạn của thỏa thuận được đề xuất. Doha đang tìm cách chốt hợp đồng cung cấp 25 năm, trong khi bên phía Đức chỉ muốn cam kết 10-15 năm, phù hợp với mục tiêu của Đức là loại bỏ hoàn toàn khí đốt tự nhiên vào năm 2043. Doha có thể sẵn sàng ký các hợp đồng ngắn hạn nhưng với mức giá cao hơn nhiều. Trường hợp này không chỉ của riêng Đức, khi các nhà nhập khẩu khí đốt lớn khác, chẳng hạn như Hà Lan, cũng không sẵn sàng cam kết thời hạn hợp đồng dài hơn. Các hợp đồng ngắn hạn có thể dẫn đến việc hoàn thành các mục tiêu khí hậu nhất định, nhưng người tiêu dùng chắc chắn sẽ phải trả giá cho những chính sách này.

Nguồn tin: xangdau.net  

ĐỌC THÊM