Một năm trước, ngành công nghiệp dầu mỏ đã phải vật lộn để tồn tại, khi các nhà sản xuất OPEC được cho là họ đang ngày càng trở nên không thích hợp trong một thế giới đang bước đi trên con đường năng lượng tái tạo. Tua nhanh đến ngày hôm nay, các nhà phân tích đang nói về việc dầu thô sẽ đạt 100 USD trước khi kết thúc năm. Bây giờ, ngay cả khi OPEC và các đồng minh muốn giúp những người nhận thấy mức giá hiện tại là quá cao, họ có lẽ cũng không thể làm được.
Đầu năm nay, OPEC+ đã quyết định mang 400.000 thùng/ngày trở lại nguồn cung toàn cầu hàng tháng cho đến khi tổng sản lượng của họ đạt mức trung bình hàng ngày trước đại dịch. Vào thời điểm đó, đầu mùa hè, nhiều người tin rằng động thái này sẽ đủ để hạ giá dầu quốc tế. Những dự báo về cái chết của nhu cầu dầu vẫn còn nhiều mặc dù nhu cầu đang phục hồi nhanh hơn hầu hết các dự báo trước đó.
Và sau đó châu Âu kêu lên là hết khí đốt.
Trong một tháng, dầu thô Brent đã tăng từ 72 USD lên 79 USD, chạm 80 USD/thùng trong thời gian ngắn do tình trạng thiếu khí đốt đã lan từ châu Âu sang Trung Quốc, thậm chí càng làm thúc đẩy nhu cầu dầu lớn hơn khi giá khí tự nhiên cao đến mức dầu trở thành một lựa chọn thay thế rẻ hơn cho sản xuất điện. Nhu cầu than cũng tăng vọt, ngay cả ở châu Âu, khi các nhà máy điện phải vật lộn tìm nguyên liệu thô để đảm bảo hoạt động. Một lần nữa, OPEC được kêu gọi bổ sung thêm nguồn cung cho thị trường.
Lời kêu gọi nổi bật nhất đối với OPEC để tăng nguồn cung đến từ Hoa Kỳ. Bất chấp giá dầu tăng, các công ty đá phiến Mỹ vẫn duy trì kỷ luật khoan nghiêm ngặt, tập trung vào lợi nhuận cho cổ đông hơn là tăng trưởng sản xuất. Điều đó đã khiến sản lượng dầu của Mỹ tăng tương đối khiêm tốn ngay cả khi giá xăng tăng vọt.
Sau đó, cơn bão Ida đã quét sạch sản lượng ước tính khoảng 30 triệu thùng. Nga trở thành nhà cung cấp dầu lớn thứ hai cho Hoa Kỳ, và chính quyền Biden đã chuyển sang OPEC.
Thế nhưng OPEC đã không phản hồi yêu cầu của Washington về việc cung cấp thêm dầu, điều này cho thấy rằng họ có thể tuân theo kịch bản và tiếp tục tăng thêm 400.000 thùng/ngày mỗi tháng. Tuần trước, một số nguồn tin từ OPEC nói với Reuters rằng, theo giả thuyết, nhóm này có thể tăng sản lượng, tăng sản lượng 800.000 thùng/ngày trong một tháng và sau đó không tăng vào tháng tiếp theo. Điều này sẽ đẩy nguồn cung cao hơn, nhưng kế hoạch này sẽ chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn.
OPEC + có thể đã ghi được một số điểm dễ dàng và nhắc nhở một số người rằng thực tế là thế giới vẫn cần rất nhiều dầu bằng cách thúc đẩy sản lượng hơn 400.000 thùng/ngày tại cuộc họp hôm 04/10. Tuy nhiên, cuối cùng, nhóm đã quyết định không làm như vậy. Tuy nhiên, một lý do giải thích cho quyết định này là việc thực hiện một sự thúc đẩy sản lượng như vậy sẽ là một thách thức.
Tháng trước, Vortexa đưa tin rằng có sự chênh lệch đáng kể về năng lực xuất khẩu của các thành viên OPEC+. Trong khi Saudi Arabia và UAE tăng tổng xuất khẩu thêm khoảng 1,9 triệu thùng/ngày trong ba tháng tính đến tháng 9, thì tất cả các nhà sản xuất khác trong nhóm đều ghi nhận sự sụt giảm xuất khẩu kể từ đầu năm.
Sự khác biệt giữa sản xuất và nguồn cung dầu thường bị bỏ qua, nhưng nó vẫn rất cần thiết. Nguồn cung có thể được giữ cao hơn mức sản xuất trong một thời gian, làm cho tỷ lệ sản xuất ít phù hợp hơn. Tuy nhiên, dữ liệu của Vortexa cho thấy rằng hầu hết các thành viên của OPEC+ thiếu phương tiện để thúc đẩy sản xuất của họ và thêm vào nguồn cung.
Không phải ngẫu nhiên mà tuần trước, Tổng thư ký OPEC Mohamed Barkindo cho rằng thế giới không thể thiếu đầu tư vào dầu mỏ. Bất chấp sự thúc đẩy năng lượng xanh mạnh mẽ của châu Âu, Hoa Kỳ và gần đây là Trung Quốc, cuộc khủng hoảng năng lượng gần đây là bằng chứng cho thấy thế giới vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
“Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu và nhiều nơi trên thế giới là một hồi chuông cảnh tỉnh”, ông Barkindo phát biểu, được tờ Wall Street Journal dẫn lời và nói thêm, “Tất cả đều quay trở lại vấn đề đầu tư vào ngành công nghiệp dầu khí."
Tuy nhiên, rất nhiều thành viên OPEC phải chịu đựng tình trạng thiếu đầu tư lâu năm, càng nghiêm trọng hơn bởi đại dịch năm ngoái giáng lên nhu cầu. Các ngân hàng, quá bận rộn với việc thực hiện cam kết không phát thải ròng, cũng trở nên ít sẵn sàng tài trợ cho các dự án dầu khí và các công ty thường chịu trách nhiệm cho các dự án này – những ông lớn và các công ty dầu khí lớn khác - đã tự mình bước vào con đường phát thải ròng bằng 0.
Chắc chắn rồi, họ vẫn đầu tư vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình, chẳng hạn như TotalEnergies, gần đây đã tiết lộ một kế hoạch đầu tư lớn cho Iraq tập trung vào dầu mỏ mặc dù cũng bao gồm việc xây dựng nhà máy năng lượng mặt trời tại nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai của OPEC. Tuy nhiên, nhìn chung, Big Oil đang quay lưng lại với những gì đã tạo nên Big Oil. Và đó là tin xấu cho công suất sản xuất. Nếu không có số dầu đó, ngay cả thành viên OPEC thân thiện nhất với phương Tây cũng khó có thể đáp ứng yêu cầu dầu nhiều hơn khi lượng dầu trong kho đã cạn kiệt.
Phần lớn thế giới có thể sẽ trải qua một mùa đông khó khăn trong năm nay. Trung Quốc đang sử dụng hết khí đốt, dầu mỏ và than đá trong kho dự trữ để chuẩn bị cho những tháng lạnh giá. Tuy nhiên, thậm chí có thể không được chuẩn bị đầy đủ. Châu Âu đang trên bờ vực mất điện trừ khi đảm bảo đủ khí đốt - nhưng khí đốt lại bị hạn chế. Hoa Kỳ là an toàn nhất nhờ sản xuất trong nước, nhưng lại không an toàn xét về mặt giá năng lượng. OPEC có thể ra tay giải cứu, vì nhận thức được rằng nếu giá dầu tăng cao hơn nữa, đó sẽ là một vấn đề đối với tất cả mọi người. Nhưng nhiệm vụ giải cứu này sẽ kéo dài bao lâu nếu nhu cầu tiếp tục phục hồi mạnh mẽ như những gì nó đã diễn ra cho đến nay?
Nguồn tin: xangdau.net