Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Lý do khiến cắt giảm của OPEC đã không hiệu quả

Chỉ một vài tháng trước, OPEC, một nhà kiểm soát thị trường dầu mỏ dấu mặt, dường như có kế hoạch làm tăng giá dầu: nhóm này, cùng với một số nước sản xuất không thuộc OPEC, vào tháng 12/2016 đã đồng ý cắt giảm sản lượng khoảng 1,2 triệu thùng mỗi ngày.

Và trong quý I năm 2017, OPEC đã thực hiện tốt cam kết của mình. Nhóm đã sản xuất ít hơn 1,1 triệu thùng dầu mỗi ngày trong quý I năm 2017 so với quý IV năm 2016. Saudi Arabia, nhà sản xuất dầu lớn nhất của OPEC, đóng góp 55% lượng cắt giảm.

Và vào ngày 4 tháng 5, giá dầu đã đạt mức thấp mới trong năm, giảm xuống còn khoảng 48 USD/thùng và duy trì quanh mức đó kể  từ đó. Hiệp ước ban đầu không nhằm đưa giá dầu quay lại mức cao trước đây; nó chỉ có nghĩa là để duy trì giá không bị sâu hơn.

Tuy nhiên, kế hoạch này dường như thất bại, và thất bại của nó đã báo hiệu điềm xấu cho Saudi Arabia -và cho Nga, điều này hơi thất thường về chính mức độ cắt giảm sẽ ảnh hưởng đến giá cả.

Saudi không thể sai khiến giá cả

Saudi Arabia có thể gánh vác rất nhiều gánh nặng cho việc cắt giảm sản xuất bởi vì, không giống như hầu hết các nước khác, nước này có khoảng 500 tỷ USD dự trữ để hỗ trợ. Nói một cách đơn giản, Saudi có thể chịu được những tổn thất ngắn hạn mà các quốc gia khác không thể. Khi giá ở mức 50 USD/thùng, như giá cả đang dao động cho đến này trong năm 2017, Riyadh không phải dùng quá nhiều vào nguồn tiền dự trữ để bù đắp thâm hụt ngân sách của mình.

Nhưng viễn cảnh giá thấp, chưa kể đến việc phục hồi chi tiêu của chính phủ đối cho lĩnh vực lương bổng khu vực công, có nghĩa là Riyadh sẽ sớm cảm nhận được sự tổn thương mà nhiều nước khác đã cảm thấy trong một khoảng thời gian. Những ngày mà Saudi Arabia có thể tự quyết định giá cả thị trường đã trôi qua.

Do đó, đất nước này cần làm những gì có thể để tối đa hóa giá trị ngay lúc này, trước khi khả năng điều khiển thị trường suy yếu hơn nữa và trước khi Saudi đầu tư thêm nhiều tiền vào việc đa dạng hóa nền kinh tế.

Tất nhiên, có những lý do khiến giá dầu sụt giảm vượt quá tầm kiểm soát của Riyadh. Chẳng hạn, Mỹ đã gia tăng sản xuất - một điều mà nó có xu hướng diễn ra khi giá cả đạt đến phạm vi điểm hòa vốn 50 USD/thùng của nhà xuất.

Dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) từ cuối năm 2016 ước tính Mỹ sẽ sản xuất 8,7 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2017. EIA đã bắt đầu điều chỉnh dự báo của mình tăng lên: Các ước tính mới cho thấy nước này sẽ sản xuất 9,2 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2017, và có thể là 10 triệu thùng/ngày trong năm 2018. Nếu những tốc độ này tiếp tục, Mỹ sẽ sản xuất nhiều dầu thô hơn Saudi Arabia nếu nước này cũng duy trì tốc độ hiện tại.

Nguồn: Geopolitical Futures

Cắt giảm của Nga

Còn  Nga có vẻ như đã bóp méo sự thật về mức độ tuân thủ thỏa thuận tháng 12. Điều này là bởi vì Nga đơn giản không có khả năng cắt giảm sản xuất. Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đã nói rằng Nga đã đạt được mức cắt giảm cam kết 300.000 thùng mỗi ngày. Các số liệu thống kê của Bộ Năng lượng Nga cho thấy con số này thậm chí có thể là 400.000 thùng.

Nguồn: Geopolitical Futures

Nhưng những con số này đang gây hiểu nhầm. Giảm sản xuất và cắt giảm chủ ý  không phải là điều tương tự. Cũng có một sự sụt giảm mạnh trong sản xuất của Nga - 432.000 thùng mỗi ngày - vào thời điểm này trong năm 2016, đang đặt ra câu hỏi liệu đây có phải chỉ là sự điều chỉnh hàng tháng theo mùa.

Việc cắt giảm sản xuất dầu thô trong mắt của nhà quan sát: Nga đã phải đối mặt với nghĩa vụ cắt giảm 300.000 thùng mỗi ngày nếu chuẩn việc cắt giảm là tháng 12 năm 2016. Tuy nhiên, Nga đã không đáp ứng được các nghĩa vụ của mình, nếu chuẩn này so sánh với mức cắt giảm cùng kỳ năm trước.

Như biểu đồ trên cho thấy, Nga đã tăng sản lượng dầu thô trong tháng 1 và tháng 3 năm 2017 so với cùng kỳ năm trước. Sự sụt giảm sản xuất tháng 4 năm 2017, khi được xem xét so với cung 2 kỳ năm vừa qua, chỉ là một nửa trong cam kết của Nga đối với OPEC.

Sự giảm và sau đó tăng của giá dầu, vì bất cứ lý do gì, được phân tích tốt nhất bởi các chuyên gia về dầu mỏ. Điểm mấu chốt là nguồn cung nhiều hơn nhu cầu, và khi giá đạt đến một điểm nhất định, sản xuất của Mỹ bắt đầu tăng, tăng nguồn cung và bù đắp các khoản cắt giảm khác do OPEC và các nước không thuộc OPEC.

Điều đó đặt một mức trần lên giá dầu, đưa các nước phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ như Nga vào một tình huống khó khăn. Moscow có thể đủ khả năng cắt giảm sản xuất ngắn hạn nếu cắt giảm sản lượng hình thành mức giá 70 và 80 USD/thùng. Nhưng nước này không thể đủ khả năng cắt giảm ngắn hạn dẫn đến đóng cửa các cơ sở sản xuất vì sự phụ thuộc của một số khu vực ở Nga là vào dầu mỏ.

Việc cắt giảm sản xuất dài hạn để giữ mức đáy của giá dầu không sâu hơn cũng sẽ khó khăn cho Nga để duy trì. Xét cho cùng, Nga đang dần cạn kiệt một trong những quỹ dự trữ của mình trong năm nay.

Dự báo đang đi đúng hướng

Với Nga không có khả năng chịu đựng ngay cả khi cắt giảm trong ngắn hạn, phần lớn trách nhiệm giảm sản xuất đã nghiên về cho Saudi Arabia, quốc gia có một lượng dự trữ  tiền mặt khổng lồ nhưng không phải vô tận để bù đắp tổn thất.

Kết quả là dự đoán năm 2017 của Geopolitical Futures về Nga, đã xác định sự hung hãn của Nga ở nước ngoài và sự bất ổn về chính trị ở trong nước là những lực chính trong tình hình địa chính trị của Nga năm 2017, đang đi đúng hướng. Kết quả là dự đoán năm 2017 của GPF đối với Saudi Arabia cũng chính xác, dự báo rằng Saudi Arabia đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng chính trị mà nỗ lực IPO Aramco và kết hoạch "Vision 2030" sẽ không có khả năng chặn đứng được.

OPEC đã tự trì hoãn với hiệp ước cắt giảm sản xuất trong tháng 12. Nhưng bây giờ nhóm đối mặt với sự lựa chọn khó khăn để chấm dứt hiệp ước cắt giảm đó và nhìn thấy giá giảm (một sự lựa chọn không thể lựa chọn đối với hầu hết các nước OPEC và các nước không thuộc OPEC) hoặc tiếp tục cắt giảm để duy trì giá ở mức hiện tại – một vấn đề thậm chí còn khó khăn hơn để đảm bảo được, với lịch sử tuân thủ cam kết của các nhà sản xuất với hiệp ước OPEC.

Sớm hay muộn, kết quả sẽ là giá dầu thấp hơn, tại thời điểm đó nhiều dự đoán mà GPF thực hiện vào đầu năm sẽ bắt đầu hình thành một cách nhanh chóng hơn.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM