Người quản lý cảng dầu Hariga nói với Reuters hôm thứ Tư rằng các nhân viên bảo vệ cơ sở xăng dầu tại một bến xuất khẩu dầu ở miền đông Libya đã trì hoãn việc bốc dỡ ít nhất một lô hàng dầu thô và đe dọa sẽ chặn việc xuất khẩu cho đến khi yêu cầu trả lương của họ được đáp ứng.
Kho cảng xuất khẩu dầu tại Hariga là một trong những bến đầu tiên nối lại xuất khẩu vào tháng 9 năm 2020, sau khi lệnh phong tỏa kéo dài 8 tháng đối với tất cả các cảng của Libya được dỡ bỏ.
Người đứng đầu Quân đội Quốc gia Libya (LNA), Tướng Khalifa Haftar, nắm giữ quân đội, với sự giúp đỡ của các nhóm liên kết, đã phong tỏa các cảng dầu của Libya hồi tháng 01 năm ngoái, đã tuyên bố chấm dứt phong tỏa vào ngày 18 tháng 9.
Kể từ đó, sản lượng và xuất khẩu dầu của Libya đã nhanh chóng phục hồi và thậm chí trong vòng ba tháng đã đạt được mức trước khi bị phong tỏa vào tháng 1 năm 2020.
Lực lượng bảo vệ các cơ sở xăng dầu thường làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu dầu thô của Libya trong những năm gần đây vì những yêu cầu về tiền lương hoặc chính trị. Lần này, họ đòi nhận lương chưa trả, đe dọa phong tỏa cảng Hariga trừ khi yêu cầu của họ được đáp ứng.
Người quản lý cảng Rajab Sahnoun và một trong số các bảo vệ nói với Reuters rằng lực lượng bảo vệ đã bắt đầu túc trực tại cảng vào đầu tuần này và cho đến nay đã làm trì hoãn việc bốc dỡ một lô hàng gồm một triệu thùng dầu thô.
Sự gián đoạn đối với xuất khẩu dầu thô của Libya có thể gây tăng giá dầu, nếu nó ở quy mô lớn hơn, vì sản lượng dầu của Libya tăng nhanh hơn dự kiến đã khiến OPEC và các đồng minh trong nhóm OPEC + có một vấn đề nữa để thảo luận tại các cuộc họp hàng tháng, chưa kể triển vọng nhu cầu dầu vào đầu năm 2021.
Đến tháng 11 năm 2020, sản lượng dầu của Libya đã trở lại 1,25 triệu thùng/ngày, mức mà thành viên OPEC được miễn trừ khỏi việc cắt giảm của thỏa thuận OPEC + đang bơm trước khi các cảng dầu bị phong tỏa vào tháng 1 năm 2020.
Nguồn tin: xangdau.net