Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Lợi nhuận năm 2022 của Gazprom giảm 40% do các lệnh trừng phạt

Trong khi gã khổng lồ dầu mỏ Rosneft và gã khổng lồ LNG Novatek của Nga vẫn đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông, thì Gazprom đang cảm nhận hậu quả các lệnh trừng phạt của phương Tây, dựa trên báo cáo lợi nhuận cả năm của hãng vừa mới được công bố trong tuần này.

Gazprom đã công bố lợi nhuận năm tài chính 2022 giảm mạnh do các lệnh trừng phạt từ các khách hàng phương Tây của Nga gây ra hậu quả nghiêm trọng. Lợi nhuận của công ty trong năm 2022 đạt 1,226 nghìn tỷ rúp (15,4 tỷ USD), thấp hơn 41% so với năm 2021 khi công ty cho rằng thuế lợi tức phụ thu (windfall tax) do Moscow áp đặt vào năm ngoái là lý do dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận. Công ty do nhà nước kiểm soát này đã quyết định không trả cổ tức cho cả năm 2022, trước đó đã trả cổ tức tạm thời trị giá 1.208 tỷ rúp (15 tỷ USD) vào mùa thu năm ngoái cho những kết quả được ghi nhận trong nửa đầu năm 2022. Phó tổng giám đốc của Gazprom, Famil Sadygov đã đã cố gắng tạo ra một vòng quay tích cực cho tình huống xấu:

“Chúng tôi không đợi kết quả cả năm mà đề nghị cho các cổ đông có cơ hội nhận trước một số tiền đáng kể. Do đó, cổ tức nhận được có giá trị thực tế cao hơn số tiền đã trả khi kết thúc đợt thực hiện trước”, ông thông báo với các cổ đông.

Kết quả kinh doanh xấu đã khiến cổ phiếu của Gazprom mất thêm 6%, đưa mức lỗ trong 12 tháng lên gần 40%. Tuy nhiên, cổ phiếu của các công ty cùng ngành dầu khí của Nga đã tăng trưởng tốt hơn, với cổ phiếu của Rosneft tăng 13,5% trong khi Novatek tăng 38,4%.

Nhiều khả năng các biện pháp trừng phạt của phương Tây, chứ không phải thuế lợi tức phụ thu của Moscow, là lý do chính đằng sau sự sụt giảm lợi nhuận của Gazprom. Mặc dù xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Gazprom không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các lệnh trừng phạt, nhưng khối lượng xuất khẩu vẫn bị cắt giảm một nửa xuống còn 101 tỷ mét khối vào năm 2022 do châu Âu giảm đáng kể lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga. Gazprom là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, đã sản xuất hơn 18 nghìn tỷ feet khối vào năm 2021 và cũng là một trong những công ty đóng góp lớn nhất cho ngân sách Nga.

Gazprom đã công bố hôm thứ Năm rằng có kế hoạch tăng dự trữ khí đốt tự nhiên trong kho chứa nội bộ của hãng lên mức kỷ lục vào mùa đông tới, hầu như không phải là một động thái đáng ngạc nhiên do xuất khẩu sụt giảm nghiêm trọng. Công ty có kế hoạch lưu trữ 72,842 tỷ mét khối trong kho dự trữ khí đang hoạt động của mình tại các cơ sở lưu trữ dưới lòng đất, với công suất tối đa hàng ngày là 858,8 triệu mét khối.

Theo tính toán của Reuters, lượng xuất khẩu của Gazprom tiếp tục giảm trong năm nay, xuống còn 67 triệu mét khối mỗi ngày trong nửa đầu tháng 5, giảm từ 75,6 triệu mét khối mỗi ngày trong tháng 4. Lượng khí đốt của Nga cung cấp cho châu Âu trong năm nay đạt trung bình khoảng 9,1 tỷ mét khối, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 62 tỷ mét khối vào năm 2022.

Gazprom không còn công bố số liệu thống kê về xuất khẩu của mình và không bình luận về số liệu của Reuters.

Chi tiêu kỷ lục

Sẽ rất thú vị để xem liệu Gazprom có thể tiếp tục các kế hoạch chi tiêu xa hoa của mình với lợi nhuận giảm dần hay không.

Hồi tháng 12, Gazprom đã phê duyệt khoản chi kỷ lục 2,3 nghìn tỷ rúp (33,1 tỷ USD) cho năm hiện tại.

"Hội đồng quản trị đã phê duyệt chương trình đầu tư và ngân sách của Gazprom cho năm 2023. Các chỉ số của chương trình đầu tư không dừng lại nếu so với phiên bản được Ủy ban điều hành của Gazprom phê duyệt vào tháng 11 năm nay. Tổng kinh phí của chương trình đầu tư cho năm 2023 sẽ là 2,3 nghìn tỷ rúp," công ty cho biết. Gazprom là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới với hơn 18 nghìn tỷ feet khối vào năm 2021.

Bộ kết quả mới nhất cũng cho thấy mức trần giá khí đốt tự nhiên do EU đặt ra vào năm ngoái đang phát huy tác dụng. Sau khi đi vào bế tắc do sự chia rẽ sâu sắc ban đầu, các Bộ trưởng EU cuối cùng đã đạt được thỏa thuận thực hiện mức trần giá khí đốt là 180 EUR/MWh, thấp hơn mức kích hoạt 275 EUR/MWh do Ủy ban châu Âu đề xuất ban đầu.

Các quốc gia ủng hộ giới hạn giá bao gồm Ba Lan, Bỉ và Hy Lạp đã bác bỏ đề xuất trần giá ban đầu là quá cao, lập luận rằng nó cần ở mức dưới 200 EUR/MWh nếu muốn giải quyết vấn đề giá khí đốt cao mà lục địa này đã phải vật lộn trong năm nay. Điều thú vị là Đức cũng đã bỏ phiếu ủng hộ mức giá trần mặc dù có ý kiến cho rằng mức giá trần sẽ tác động tiêu cực đến khả năng thu hút nguồn cung khí đốt tới châu Âu trên thị trường toàn cầu đagn thắt chặt và cạnh tranh về giá. Theo trần giá, giá sẽ không dưới 188 EUR/MWh, ngay cả trong trường hợp giá tham chiếu LNG giảm xuống mức thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, trần giá khí đốt của EU sẽ thay đổi theo giá tham chiếu LNG nếu nó tăng lên các mức cao hơn, trong khi vẫn cao hơn 35 EUR/MWh so với giá LNG. Hệ thống này được đưa ra nhằm đảm bảo khối có thể trả giá cao hơn giá thị trường nhằm thu hút khí đốt tại các thị trường khan hiếm cung.

Tuy nhiên, không phải ai cũng bị thuyết phục về tính hiệu quả của giới hạn giá, Ed Morse, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Hàng hóa Toàn cầu của Citi, cho rằng nó là điều ngớ ngẩn, không thực tế và khó có thể mang lại hiệu quả khi thị trường thắt chặt như hồi đầu năm 2022.

Một báo cáo tiến độ của Bộ Tài chính Hoa Kỳ nói rằng giá trần đối với dầu của Nga đang phát huy hiệu quả như dự kiến với doanh thu từ dầu của Nga thấp hơn khoảng 40% so với trước chiến tranh mặc dù khối lượng xuất khẩu tăng tới 10%.

Nguồn tin: xangdau.net  

ĐỌC THÊM