Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Lo sợ chiến tranh thương mại đẩy giá dầu xuống thấp hơn

 

Giá dầu đã giảm mạnh hôm thứ Ba khi những lo ngại về sự sụp đổ kinh tế từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung quay trở lại.

Vào Chủ nhật, mức thuế 15% đối với hàng hóa trị giá khoảng 112 tỷ USD của Trung Quốc đã có hiệu lực và thuế quan trả đũa của Bắc Kinh đối với hàng hóa của Mỹ cũng tăng lên. Trump trước đó đã quyết định hoãn đánh thuế đối với hàng hóa trị giá 300 tỷ USD - các khoản thuế còn lại sẽ có hiệu lực vào tháng 12. Gộp chung lại, thuế quan có thể áp mức thuế tương đương 1.000 đô la đối với người tiêu dùng Mỹ trong suốt một năm.

Thị trường tài chính cho thấy một sự lo ngại mới khi mùa hè sắp kết thúc. Vào thứ Ba, các chỉ số chứng khoán lớn đã giảm mạnh, cũng như dầu thô. Trong khi mức thuế cao hơn đã đủ tồi tệ, thì thị trường còn chứng kiến ​​sự ảm đạm sâu sắc hơn vì các cuộc đàm phán thương mại dường như đang trong tình trạng tồi tệ hơn so với suy nghĩ trước đây.

Những lời hoa mỹ nhẹ nhàng hơn từ Trump và Bắc Kinh tuần trước đã giúp nâng đỡ tinh thần, mặc dù nó có một chút bí ẩn là tại sao thị trường tài chính lại thay đổi dựa theo giọng điệu bên ngoài, như thể họ đưa ra bằng chứng cụ thể về bất cứ điều gì cụ thể. Xét cho cùng thì giọng điệu của Trump trên Twitter thay đổi theo giờ.

Quan trọng hơn, cả hai bên đã lún sâu vào cuộc chiến thương mại, và với mỗi vòng đấu trôi qua, việc tìm ra cách để giữ thể diện cho Trump hay Tập Cận Bình thoát khỏi bế tắc trở nên khó khăn hơn. Rốt cuộc, cả hai đều có lý do mạnh mẽ để không lùi bước, bất chấp thiệt hại về kinh tế.

Không nên ngạc nhiên khi các cuộc đàm phán đang chùn bước trước khi chúng bắt đầu. “Chúng tôi sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến này”, Trump phát biểu với các nhà báo. “Chúng tôi sẽ có cuộc đối thoại với Trung Quốc, các cuộc họp được lên lịch, các cuộc gọi đang được thực hiện. Tôi đoán rằng cuộc họp vào tháng 9 vẫn tiếp tục, nó không bị hủy bỏ”.

Tuy nhiên, Bloomberg đưa tin rằng các quan chức Trung Quốc và Mỹ thậm chí còn không thể tìm cách để đồng ý về lịch trình tổ chức các cuộc đàm phán. Điều đó không có nghĩa là các cuộc đàm phán sẽ không diễn ra, nhưng nếu hai bên xảy ra bất hòa về cách bắt đầu lại các cuộc đàm phán, thì điều đó không tốt cho lắm. Và bởi vì thị trường tài chính đã được khuyến khích vào tuần trước dựa trên khái niệm nghi vấn rằng Mỹ và Trung Quốc đang háo hức cho một thỏa thuận, nên sự bất đồng mới đây về lịch trình là một lời nhắc nhở nghiệt ngã rằng cuộc chiến thương mại còn rất xa mới kết thúc.

Sự lộn xộn trong việc lên kế hoạch càng thêm vào thách thức cho thị trường. Ngoài ra, Trung Quốc đã đệ đơn khiếu nại thương mại lên Tổ chức Thương mại Thế giới WTO về thuế quan của Mỹ vào đầu tuần.

Trong bối cảnh đó, những lời hùng biện gay gắt của Trump đối với Trung Quốc đã quay trở lại vào thứ Ba, một lần nữa làm nổi bật nền tảng rỗng tuếch mà sự phục hồi tuần trước được xây dựng. “Hãy nghĩ về chuyện gì xảy ra với Trung Quốc khi tôi giành chiến thắng”, ông Trump đã nói trong một tweet vào thứ Ba, đề cập đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020. “Thỏa thuận này sẽ nhận trở nên khó hơn nhiều”.

Một loạt các dữ liệu kinh tế gần đây cũng đưa ra lý do cho sự quan ngại. Chỉ số quản lý mua hàng của Viện Quản lý cung ứng đã giảm xuống 49,1 trong tháng 8, rơi và phạm vi tiêu cực. Chỉ số dưới 50 báo hiệu một sự thu hẹp. Điều này có nghĩa là hoạt động sản xuất của Mỹ đã thu hẹp lại lần đầu tiên kể từ năm 2016, trong khi chỉ số các đơn đặt hàng mới ở mức thấp trong bảy năm.

Một số nhà phân tích đã hạ dự báo tăng trưởng cho Trung Quốc khi cuộc chiến thương mại tiếp tục gây thiệt hại. Oxford Economics, Bank of America Merrill Lynch và Bloomberg Economics đều cắt giảm dự báo GDP của họ cho Trung Quốc xuống dưới 6%.

Khi các nhà giao dịch hoảng sợ, đồng đô la đã tăng lên mức mạnh nhất trong hơn hai năm và đồng nhân dân tệ suy yếu xuống còn khoảng 7,2 NDT đổi 1 đồng bạc xanh, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đây hơn một thập kỷ. Đồng đô la mạnh hơn và đồng nhân dân tệ yếu hơn càng tạo nguy cơ cao hơn đối với tăng trưởng toàn cầu. Kết quả là các nền kinh tế mới nổi khác đang chịu áp lực rất lớn để làm suy yếu đồng tiền của họ. Kết hợp lại với nhau, dầu thô trở nên đắt đỏ hơn đáng kể trong cuộc đua tiền tệ xuống đáy này, một trở ngại nữa cho giá dầu thô.

Trong khi đó, một cuộc khảo sát của Bloomberg ước tính rằng tổng sản lượng của OPEC đã thực sự tăng 200.000 thùng/ngày trong tháng 8, với mức tăng từ Ả Rập Saudi, Nigeria và Iraq. Nga cũng tăng sản lượng thêm 100.000 thùng/ngày - đẩy sản lượng cao hơn ngưỡng đã thỏa thuận. “Để bảo vệ giá dầu khỏi một đợt sụt giảm nữa, sẽ cần có kỷ luật sản xuất đáng kể từ OPEC + trong bối cảnh lo ngại về nhu cầu”, Commerzbank viết trong một lưu ý.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM