Châu Âu không thể chỉ dựa vào nhập khẩu LNG của Mỹ để bù đắp nguồn cung khí đốt mà họ sẽ mất từ Nga khi bắt đầu tích trữ lại kho dự trữ sau khi kết thúc mùa đông này, theo BloombergNEF.
Tính cho đến nay, LNG của Mỹ đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu ở châu Âu, nơi đang tranh nhau nguồn cung khí đốt, và sẵn sàng chi trả cho những lô hàng giao ngay cao hơn hầu hết châu Á.
Theo dữ liệu của Refinitiv Eikon được trích dẫn bởi Reuters, Mỹ đang vận chuyển khối lượng LNG kỷ lục đến châu Âu để giúp các đồng minh EU và gần 70% tổng lượng LNG xuất khẩu của Mỹ được chuyển đến châu Âu trong tháng 9.
Tuy nhiên, sự sụt giảm đáng kể trong nguồn cung khí đốt của Nga trong năm nay chỉ xảy ra vào tháng 6, có nghĩa là châu Âu vẫn có thể tích trữ một lượng khí đốt của Nga vào đầu năm nay.
Tuy nhiên, vào mùa đông 2023/2024, khoảng trống nguồn cung khí đốt ở châu Âu sẽ lớn hơn nhiều nếu không có khí đốt của Nga. Châu Âu sẽ không nhập khẩu nhiều khí đốt của Nga- hoặc hoàn toàn không nhập khẩu nếu Nga cắt đứt việc giao hàng qua một đường ống còn hoạt động qua Ukraine và qua TurkStream- so với lượng nhập khẩu tương đối ổn định từ Nga trong nửa đầu năm nay, trước khi Moscow bắt đầu cắt giảm dần khối lượng thông qua Nord Stream vào tháng 6 cho đến khi ngừng hoạt động hẳn vào đầu tháng 9.
Nhà phân tích Arun Toora của BNEF cho biết: “Mức tăng so với năm trước không đủ để bù đắp tổng nguồn cung qua đường ống của Nga bị cắt giảm khi chưa tới một nửa khối lượng này được đáp ứng bởi sự gia tăng nguồn cung LNG”.
“Tin tốt là Nga có vẻ gần như đã chơi lá bài cuối cùng về đòn bẩy khí đốt đối với châu Âu. Tuy nhiên, những thách thức của châu Âu sẽ không biến mất vào mùa xuân tới”, công ty tư vấn Timera Energy có trụ sở tại London cho biết trong Triển vọng thị trường khí đốt mùa đông vào đầu tháng 10.
Nếu không có phần lớn nguồn cung khí đốt của Nga, châu Âu có thể sẽ cần bù đắp khoảng 40 bcm nguồn cung bổ sung bị mất của Nga trong năm tới. Chỉ mỗi LNG thì không thể đáp ứng được khối lượng này, do thiếu cơ sở hóa lỏng toàn cầu mới trong ngắn hạn, kể cả ở Hoa Kỳ, độ co giãn của nhu cầu hạn chế hơn nữa ở châu Á, và hạn chế về khả năng tái hóa khí của châu Âu. Do đó, nhu cầu của châu Âu sẽ cần phải cắt giảm, Timera Energy bình luận.
Nguồn tin: xangdau.net