Nhằm ngăn chặn những lời chỉ trích về sự thiếu vắng những thành quả đạt được trong 100 ngày làm việc đầu tiên, Tổng thống Trump dự định sẽ ký một loạt các sắc lệnh trong tuần này.
Trong số đó có một sắc lệnh dự định khai thông các khu vực khoan dầu khí ngoài khơi mới. Một quan chức của Nhà Trắng phát biểu với Reuters hồi đầu tuần này rằng "Điều này dựa trên các quyết định hành pháp trước đây mà đã dọn đường cho các đường ống dẫn dầu tạo việc làm, đổi mới trong sản xuất năng lượng và giảm gánh nặng không cần thiết cho các nhà sản xuất năng lượng”.
Sắc lệnh này yêu cầu phải có một "sự rà soát các địa điểm có sẵn cho việc thăm dò dầu khí ngoài khơi và các quy định nhất định quản lý việc thăm dò dầu khí ngoài khơi".
Cụ thể, chính quyền Trump đang hy vọng mở ra những khu vực mới để khoan dầu tại Vịnh Mexico, cùng với các khu vực ở Đại Tây Dương và Bắc Cực. Chính quyền Obama trước đây đã chỉ định Đại Tây Dương và Bắc Cực ngoài phạm vi đã được quy định, và như vậy khiến cho việc đảo ngược của chính quyền kế nhiệm rất khó khăn về mặt pháp lý.
Con đường tới hoạt động khoan mới ở Bắc Cực và Đại Tây Dương sẽ lâu và gập ghềnh, vì một vài lý do. Thứ nhất, bất kỳ nỗ lực nào để khai thông Bắc cực và Đại Tây Dương sẽ gặp phải những vụ kiện tụng rắc rối. Quyền của Tổng thống để đảo ngược quyết định của chính quyền Obama là có thể tranh cãi. Thứ hai, Bộ Nội vụ sẽ phải đưa các vùng đất khoan dầu vào trong kế hoạch 5 năm của mình, và việc đưa diện tích này vào kế hoạch đòi hỏi phải có sự phân tích môi trường bao quát mà có thể kéo dài trong vài năm, đặc biệt là đối với Đại Tây Dương, nơi chưa có hoạt động khoan dầu nào được thực hiện.
Chưa kể, ngay cả khi chính quyền thành công trong việc cho thuê diện tích ngoài khơi - sớm nhất là vài năm kể từ bây giờ - thì ai sẽ quan tâm? Royal Dutch Shell đã crack dầu tại Bắc Cực, chi 8 tỉ đôla và gần một thập kỷ làm việc mà không cho thấy kết quả gì. Vào năm 2015, sau khi hoàn thành một giếng dầu ở biển Chukchi với kết quả gây thất vọng, Shell từ bỏ Bắc cực và bút toán giảm cho tài sản của mình. Chương trình Bắc cực của Shell chấm dứt vì giá dầu thấp và triển vọng xấu ở Chukchi - Tổng thống Obama đã chỉ định đóng cửa Bắc Cực sau khi Shell từ bỏ. Đó là một thất bại nặng nề cho một khu vực mà thường được thổi phồng là nơi tiếp theo cho việc thăm dò dầu.
Tín hiệu đèn xanh từ Trump sẽ không làm thay đổi triển vọng xấu của hoạt động khoan ở Bắc cực. Mặc dù chi phí hòa vốn chính xác rất khó để đưa ra một cách rõ ràng, nhất là vì không có dầu được sản xuất ở Biển Chukchi, nhưng thường dược cho rằng giá dầu cần phải trên 100 USD/thùng. Hầu như không ai mong đợi giá dầu sẽ sớm quay trở lại mức ba chữ số, ngay cả khi chính quyền Trump cố gắng để khai thông Bắc cực một lần nữa, thì cũng sẽ có rất ít công ty sẵn sàng lao vào Bắc Cực. Mà tốt hơn hết là bỏ tiền vào đá phiến Mỹ.
Đại Tây Dương có thể khác. Quy mô của nguồn tài nguyên này vẫn chưa được rõ, do thiếu sự khám phá cho đến nay. Có thể có nhiều dầu trên bờ biển phía Đông Hoa Kỳ, hoặc không nhiều lắm. Dự đoán tốt nhất được đưa ra từ cuộc đánh giá năm 2011 của Cục Quản lý Năng lượng đại dương, ước tính tổng trữ lượng dầu ở vùng biển Đại Tây Dương của Mỹ gần 3 tỷ thùng, không là gì so với 48 tỷ thùng tại Vịnh Mexico và 26 tỷ thùng được cho là ở bờ biển Alaska. Và khối lượng đó thậm chí có thể trở nên thấp hơn.
Quan trọng hơn, là một khu vực mới thăm dò, chi phí sản xuất sẽ cao hơn. Ở mức 50 USD/thùng, không rõ là có tính kinh tế đối với việc khoan dầu ở Đại Tây Dương. So với Bắc Cực, Đại Tây Dương có ưu điểm như có điều kiện hiếu khách cũng như gần với các cơ sở hạ tầng hiện có, chẳng hạn như đường ống và nhà máy lọc dầu. Tuy nhiên, ngay cả khi Trump thành công trong việc khai thông Đại Tây Dương, thì phải mất nhiều năm nữa trước khi bất kỳ diện tích nào được liệt vào danh sách cho thuê, tiếp theo là nhiều năm thử nghiệm địa chấn và thăm dò. Việc sản xuất còn rất xa trong tương lai. Và giả sử là các công ty còn quan tâm.
Tổng thống Trump đã ký kết một sắc lệnh hôm thứ Tư, yêu cầu Bộ Nội vụ xem lại những chỉ định về các di tích quốc gia trước đây theo Đạo luật cổ xưa, cho phép Tổng thống bảo vệ một số vùng đất công cộng. Các quan chức Nhà Trắng đã nói rằng "các chính quyền trong quá khứ đã lạm dụng quyền này và chỉ định những vùng đất rộng lớn vượt ra ngoài những khu vực cần sự bảo vệ."
Động thái này diễn ra sau khi Tổng thống Obama chỉ định Bears Ears là một di tích quốc gia, một khu vực danh lam thắng cảnh ở Utah là nơi linh thiêng với các cộng đồng bản xứ đã thu hút được sự quan tâm của các công ty khoan dầu và khí đốt. Việc chỉ định vào giờ thứ mười một của Tổng thống Obama đã đặt Bears Ears ngoài phạm vi của ngành công nghiệp dầu khí, làm phật lòng các chính trị gia từ Utah. Công ty đá phiến bang Texas -EOG Resources đã nhận được giấy phép khoan trong khu vực này. Sắc lệnh của Tổng thống Trump trong tuần này rõ ràng là một nỗ lực để hủy bỏ chỉ định đó.
Nhưng cũng giống như hoạt động khoan ngoài khơi, động thái hủy bỏ việc bảo vệ những vùng đất công cộng cũng sẽ gặp phải những thách thức về mặt pháp lý và một tương lai không chắc chắn.
Giống như các sắc lệnh khác do Tổng thống Trump ký, những sắc lệnh mới nhất nhắm tới hoạt động khoan dầu ngoài khơi và trên những mảnh đất công đã tạo ra những tiêu đề gây chú ý, nhưng đối mặt với một tương lai không biết chắc.
Nguồn tin: xangdau.net