Liệu thị trường dầu đang thắt chặt quá nhiều hay là tình trạng thừa cung đang sắp sửa quay trở lại?
Có một loạt các thông điệp trái chiều từ cả OPEC và IEA trong những ngày gần đây, đưa ra một triển vọng mập mờ cho thị trường dầu. Đầu tiên là cuộc phỏng vấn TASS với bộ trưởng dầu mỏ Saudi Khalid al-Falih. Thông điệp chính của ông là Ảrập Xêút có đủ năng lực dự phòng để bù đắp cho bất kỳ sự thiếu hụt nào liên quan đến Iran, mặc dù ông lưu ý rằng bất kỳ sự gián đoạn đột xuất nào nữa - từ Venezuela, Libya hay Nigeria - sẽ kiểm tra khả năng của OPEC.
Libya dường như đang đóng góp một phần cho việc tăng sản lượng. Mustafa Sanalla, người đứng đầu Tập đoàn Dầu Quốc gia Libya, nói rằng Libya đang đặt mục tiêu sẽ tăng sản lượng lên 1,6 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2019, đánh dấu mức cao nhất kể từ Mùa xuân Ả Rập và nội chiến bắt đầu vào năm 2011.
Al-Falih vẫn tự tin rằng thị trường được cung cấp tốt. Nhưng ông nói rằng OPEC đang trong chế độ "sản xuất nhiều nhất có thể." Trong khi đó, một ủy ban kỹ thuật làm việc trong OPEC cho rằng họ sẽ chuẩn bị các lựa chọn cho năm 2019, có thể bao gồm cắt giảm sản xuất để ngăn chặn tình trạng thừa cung tái xuất hiện. OPEC + đã công bố kế hoạch tăng sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày trong tháng 6, nhưng sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu trong những tuần gần đây “có thể đòi hỏi việc thay đổi cách giải quyết”, ủy ban cho biết.
Bất chấp sự tự tin của ông trong cuộc phỏng vấn TASS, al-Falih nghe có vẻ hơi lo lắng về nguồn cung quá nhiều khi ông nói chuyện với hãng truyền thông Saudi, thừa nhận rằng ông lo lắng về việc tồn kho đang tăng. "Chúng ta đã bước vào giai đoạn đáng lo ngại về sự gia tăng này," Al-Falih nói. Thật vậy, Hoa Kỳ đã chứng kiến sự gia tăng mạnh trong tồn kho gần đây. Các kho dự trữ dầu thô tăng hơn 28 triệu thùng kể từ giữa tháng 9.
Đồng thời, Cơ quan Năng lượng Quốc tế lo ngại về việc không có đủ nguồn cung trong tay. Người đứng đầu cơ quan này đã thúc giục OPEC tăng sản lượng vào tháng 12 khi nhóm họp. "Thị trường dầu mỏ toàn cầu đang trải qua một giai đoạn rất nhạy cảm - tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng vậy", Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho biết trong một cuộc phỏng vấn Bloomberg ở London hôm thứ Năm. "Nếu các nhà sản xuất dầu quan tâm đến sức khỏe của sự tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu, thì họ nên thực hiện các bước để trấn an thị trường hơn nữa."
Birol cho biết nếu không có nguồn cung nhiều hơn, nền kinh tế toàn cầu sẽ bơcs vào “vùng màu đỏ”. Birol thừa nhận quan điểm của al-Falih rằng thị trường dầu có thể được cung cấp tốt ngay bây giờ, tuy nhiên “vài tháng tới có lẽ sẽ rất khó khăn nếu các nhà sản xuất không tăng sản xuất hoặc phát tín hiệu cho việc đó, "ông nói.
Trong khi đó, người đứng đầu bộ phận dầu của IEA, Neil Atkinson, cảnh báo trên twitter rằng những gián đoạn nguồn cung vẫn là một mối quan tâm.
Các nhà sản xuất đã làm rất nhiều để đảm bảo thị trường được cung cấp tốt nhưng có nhiều khả năng sự sụt giảm sản lượng từ Venezuela và Iran và sự bất ổn liên tục về Libya đồng nghĩa với sẽ cần nhiều nguồn cung hơn nếu chúng ta muốn tránh làm tổn hại cho nền kinh tế toàn cầu.
Thị trường dầu dường như đang trong một tình trạng khó hiểu, với sự gián đoạn nguồn cung và khả năng dự phòng hạn chế đe dọa sẽ đẩy giá lên, nói cách khác, điều này sẽ gây nguy hiểm cho nền kinh tế toàn cầu. Mặt trái là thị trường dường như được cung cấp tốt, ít nhất là bây giờ. Tồn kho đang tăng và sự chậm lại trong nhu cầu có thể dẫn đến tình trạng thừa cung quay trở lại.
Có lẽ sự đổi giọng của Bộ trưởng dầu mỏ Ảrập Xêút là mang tính chiến lược, nhằm phản hồi với sự sụt giảm gần đây của giá dầu. Việc ám chỉ tình trạng thừa cung, hành động đáp trả của OPEC, có thể ngăn giá dầu tăng trở lại. Xét cho cùng, các lệnh cấm vận của Iran sắp có hiệu lực, có nghĩa là nguồn cung sẽ được thắt chặt trong vài tuần tới. “Vì vậy, những lời nói của các đại diện Saudi có thể được hiểu là một tín hiệu rằng nước này thoải mái với mức giá xấp xỉ 80 USD mỗi thùng, và sẽ nhắm tới mức giá này, "Commerzbank nói trong một lưu ý. “Điều này làm cho giá dầu trở thành vấn đề chính trị một lần nữa, và như vậy khó có thể được giải thích chỉ bởi nguyên tắc cơ bản cung-cầu. Các phản ứng giá rõ rệt hơn với tin tức hàng ngày và do đó tính biến động cao có thể xảy ra. ”
Liệu thị trường dầu có mất cân bằng hay không - hoặc do quá nhiều nguồn cung hoặc do quá ít - là một vấn đề của quan điểm. Ở một mức độ nào đó, đó luôn là trường hợp, nhưng với quá nhiều tín hiệu trái chiều xuất hiện trên thị trường, viễn cảnh có vẻ như rất là khó hiểu ngay lúc này.
Nguồn tin: xangdau.net