Sau khi không áp dụng trong vài tháng, phí bảo hiểm rủi ro của dầu đã trở lại. Ít nhất, đó là điều mà nhiều nhà phân tích đã bắt đầu tuyên bố sau cuộc xung đột tại thành phố dầu lửa Iraq của Kirkuk, đe doạ làm gián đoạn hàng trăm nghìn thùng dầu mỗi ngày, cũng như quyết định bác bỏ xác nhận thỏa thuận hạt nhân với Iran của Hoa Kỳ.
Giá tăng trong tuần trước, do những diễn biến này cũng như tin tức OPEC đang có kế hoạch mở rộng cắt giảm sản lượng trong khi lượng hàng tồn kho ở Mỹ lại sụt giảm thêm. Nhưng diễn biến giữa Kirkuk với Iran đã thu hút được hầu hết sự chú ý.
Sự bất ổn xung quanh những diễn biến sóng đôi này khiến các nhà quan sát lo lắng. Goldman Sachs cảnh báo rằng nửa triệu thùng/ngày sẽ bị đe dọa do cuộc chiến ở Iraq, trong khi khả năng các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran có thể khiến xuất khẩu dầu của nước này giảm, giống như năm 2012-2015.
Nguy cơ ngắn hạn ở Iran là khá nhỏ. Bất kỳ lệnh trừng phạt mới nào của Hoa Kỳ sẽ không được áp dụng trong vài tháng, vì Tổng thống Donald Trump đã chuyển vấn đề này lên Quốc hội. Cơ quan này đã không thông qua luật pháp đtrong gần cả năm nay và có thể mất chút thời gian để thảo luận nên làm gì với Iran, đây có lẽ đó là điều mà Tổng thống đã nghĩ đến khi ông đưa ra quyết định của mình.
Có sự mập mờ về những gì mà chính quyền Trump thực sự dự định muốn làm, vì các quan chức cấp cao bao gồm Bộ trưởng Ngoại giao Rex Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã lên tiếng ủng hộ thoả thuận này. Trong khi hành động của Quốc hội có khả năng tái áp đặt lệnh trừng phạt và chấm dứt thỏa thuận, thì không ai trong số các bên ký kết khác bao gồm Liên minh châu Âu tin rằng việc chấm dứt thỏa thuận là điều đúng đắn để thực hiện.
Khi nào hay liệu các biện pháp trừng phạt được tái áp đặt, chúng có lẽ sẽ được phát tín hiệu trước nhiều tuần, cho thị trường thời gian để suy đoán và sản xuất dự phòng từ OPEC và những nơi khác để lấp khoảng trống tiềm ẩn.
Xuất khẩu của Iran trong năm 2012 đã giảm xuống còn 2,5 triệu từ mức 4 triệu thùng khi các biện pháp trừng phạt mới được áp dụng. Sản lượng hiện tại là từ 3,8-3,9 triệu thùng/ngày. Lãnh đạo Iran đã bác bỏ mọi quan ngại về các biện pháp trừng phạt mới hoặc cắt giảm sản xuất và gần đây đã xác nhận việc gia hạn thêm việc cắt giảm sản lượng của OPEC.
Tiếp đến là Kurdistan. Người Kurd đã nỗ lực xác định thành phố Kirkuk là một phần của khu vực tự trị người Kurd bằng cách tổ chức cuộc trưng cầu độc lập vào tháng Chín, đây là một canh bạc lớn đối với chính phủ người Kurd cũng như Massoud Barzani, lãnh đạo người Kurd. Phân tích cuộc chiến xung quanh Kirkuk chỉ ra rằng, một khi đã rõ ràng rằng người Kurd không có sự ủng hộ thực sự nào từ bất kỳ lực lượng nào bên ngoài, lãnh đạo đã yêu cầu họ rút lui, cho phép lực lượng Iraq chiếm lại thành phố một cách dễ dàng.
Một khi nó đã trở lại trong tay Iraq, Thủ tướng Haider al-Abadi đã kêu gọi một cuộc đối thoại với Erbil, thủ đô của người Kurd, về những phàn nàn của khu vực với Baghdad, chủ yếu tập trung vào việc chia sẻ thu nhập từ dầu mỏ. Ông đã gọi cuộc trưng cầu tháng chín là "một chuyện của quá khứ," theo ABC News.
Người Kurd hiện đang xuất khẩu khoảng 600.000 thùng/ngày, chủ yếu là thông qua đường ống của Thổ Nhĩ Kỳ tới Ceyhan. Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd có khoảng 10 tỷ bảng trong giao dịch thương mại, chủ yếu là dầu, và Barzani đe doạ sẽ đóng cửa đường ống nếu Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp vào vấn đề của người Kurd. Tương tự, chính quyền trung ương Iraq có thể đóng cửa các hoạt động dầu của người Kurd bằng cách chặn đường ống. Tuy nhiên, không có ai trong cuộc tranh chấp này muốn dầu của người Kurd bị gián đoạn, và giao dịch vẫn tiếp tục giữa Thổ Nhĩ Kỳ và khu vực người Kurd bất chấp nhiều lời đe dọa.
Cuộc tấn công vào Kirkuk đã làm cắt giảm tới 275.000 thùng/ngày, mặc dù dường như là do những gián đoạn của vụ tấn công hơn là phá hoại. Không có khả năng sản xuất của người Kurd sẽ vẫn đóng cửa trong một thời gian dài, trừ phi cuộc tranh chấp chuyển biến xấu đi và hai bên tiến gần đến cuộc chiến tranh toàn diện.
Rủi ro địa chính trị, nhất là ở Trung Đông, không thể làm dịch chuyển thị trường như đã từng như trước đây. Ngay cả khi lệnh trừng phạt Iran và dầu của người Kurd bị chặn cùng xảy ra một lúc ngay lập tức, thì sẽ nhanh chóng được OPEC bù đắp bằng cách bỏ hiệp ước cắt giảm sản lượng và mang lại 2 triệu sản lượng dự phòng. Điều này giải thích tại sao giá chỉ tăng nhẹ do những diễn biến này. Và nếu căng thẳng tiếp tục leo thang về dầu của Iran và người Kurd, thì giá có thể sẽ tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên, các nhà quan sát chỉ nên kỳ vọng sự tăng nhẹ, chứ không phải những cú hích lớn khi thị trường điều chỉnh theo những thực tế mới.
Nguồn tin: xangdau.net