Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Liệu thị trường có đang phớt lờ OPEC?


Khi sản lượng ở Nigeria và Libya hồi phục, thị trường dường như không hề có cảm xúc trước thông báo về khả năng mở rộng thỏa thuận cắt giảm sản xuất kéo dài 9 tháng của OPEC.

• IEA cho hay cuộc cách mạng khí tự nhiên thứ hai đang được tiến hành. Đầu tiên là khí đá phiến và hiện nay là tăng cường khả năng xuất khẩu LNG.

• Hoa Kỳ đã cầm cương trong cuộc cách mạng đầu tiên và sẽ đóng một vai trò quan trọng trong lần thứ hai với một làn sóng các kho cảng xuất khẩu LNG đang được xây dựng.
• Tình trạng dư thừa LNG sẽ dai dẳng trong những năm 2020, nhưng thị trường sẽ thắt chặt vào cuối những năm 2020.
Thứ Ba, ngày 9 tháng 5 năm 2017

Giá dầu ổn định hôm thứ Hai sau một tuần giảm mạnh do có thông tin OPEC có thể gia hạn cắt giảm sản lượng tới năm 2018.

OPEC nói bóng gió về khả năng mở rộng 9 tháng. Lo sợ thiệt hại nặng nề hơn, Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi Khalid al-Falih đã tuyên bố rất quyết liệt rằng việc mở rộng sáu tháng là tất cả ngoại trừ một thỏa thuận đã hoàn thành và ông thậm chí còn gợi ý rằng nhóm này đang xem xét mở rộng qua năm 2017. Trên thực tế, một nguồn tin của OPEC trao đổi với Reuters rằng nhóm này đang xem xét việc gia hạn đến cuối quý I năm 2018, động thái này sẽ tạo ra một cú hích mạnh hơn cho thị trường dầu nếu được thực hiện.

Tầm ảnh hưởng của OPEC dường như đang mờ nhạt dần. OPEC có vẻ như đã tự dồn mình vào chân tường từ việc cắt giảm sản lượng. Thoả thuận ban đầu được dự kiến kết thúc vào tháng 6, nhưng do không thể giảm lượng tồn kho buộc họ phải chấp nhận gia hạn thêm 6 tháng. Bây giờ, các nhà phân tích đang tính đến việc gia hạn đến cuối năm 2017 là không đủ, do đó OPEC có thể đẩy các đợt cắt giảm đến cuối quý I năm 2018. Trong khi đó giá dầu đã không tăng đáng kể trong nhiều tháng và dầu đá phiến của Mỹ đang chiếm thị phần. Nỗi sợ hãi cuối cùng của OPEC là các quốc gia không thuộc OPEC tiếp tục thành công trong việc cung ứng thêm lượng dầu mới ngay cả khi giá dầu ở mức 50 USD/thùng. Trong khi đó, sức mạnh hùng biện của OPEC đang suy giảm, thông qua phản ứng giá tương đối im ắng sau khi có gợi ý mở rộng tăng lên 9 tháng.

Các quỹ phòng hộ bi quan nhất kể từ tháng 11. Dữ liệu mới nhất cho thấy các quỹ phòng hộ và các nhà quản lý tiền tệ khác đã bán tháo vị thế đặt cược giá lên của họ, khiến cho vị thế mua ròng của họ xuống mức thấp nhất kể từ khi thỏa thuận OPEC được công bố năm ngoái. Điều đó đã dẫn đến hành động không kiểm soát được của tâm lý bi quan, điều này làm đe dọa kéo dầu xuống thấp hơn. Tuy nhiên, cũng có ý kiến trái chiều cho rằng giá giảm mở ra khả năng mua có thể khiến cho giá hồi phục trở lại.

Kho cảng Forcados của Nigeria gần khởi động lại. Royal Dutch Shell đang kiểm tra đường ống xuất khẩu dầu thô Trans Forcados để có thể khởi động lại sau khi ngừng hoạt động trong hơn một năm do phá hoại. Việc mở cửa lại kho cảng này là tin xấu cho dầu thô vì nó là một trong những cảng xuất khẩu lớn nhất của Nigeria, chiếm 200.000 đến 240.000 thùng/ngày. Nigeria đang cố gắng hết sức để tăng sản xuất và xuất khẩu do nền kinh tế nước này đã bị vỡ nợ bởi sự suy thoái của thị trường dầu mỏ.

Sản lượng Libya phục hồi. Libya cũng có thể làm tăng thêm cuộc khủng hoảng nguồn cung toàn cầu khi các báo cáo mới nhất cho thấy sản lượng từ quốc gia Bắc Phi này gần đây đạt mức cao nhất trong vòng hai năm. Sản lượng đã tăng lên 796.000 thùng/ngày, theo Tổng công ty dầu mỏ quốc gia Libya. Đầu năm nay, sản lượng đã giảm xuống dưới 500.000 thùng/ngày do ngưng hoạt động, nhưng với lưu lượng dầu phục hồi trở lại, nó có thể ảnh hưởng đến giá toàn cầu.

Nhập khẩu dầu của Trung Quốc giảm, các nhà phân tích nhìn thấy nhu cầu suy yếu. Nhập khẩu dầu của Trung Quốc đã giảm từ mức cao kỷ lục vào tháng 4 khi nhu cầu của nhà máy lọc dầu sụt giảm. Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, do đó nhập khẩu giảm hơn 8% trong tháng Tư đã làm dấy lên nhiều hồi chuông báo động. Câu chuyện có thể nằm trong sự suy thoái kinh tế rộng lớn hơn ở Trung Quốc. Sự sụt giảm giá dầu tuần trước một phần là do bán tháo rộng hơn, được khơi mào ra bởi các dữ liệu kinh tế ảm đạm từ Trung Quốc.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM