Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Liệu Saudi vẫn có thể gây ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ?

Saudi, nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới và là nhà sản xuất lớn nhất của OPEC, đã ảnh hưởng đến thị trường dầu và dòng chảy dầu từ giữa thế kỷ 20.

Ngay sau khi thế kỷ 21 bắt đầu, một trong những khách hàng quan trọng của Ả Rập Xê Út đã thực hiện những bước đầu tiên để trở thành một trong những đối thủ cạnh tranh chính của Vương quốc này trên thị trường dầu mỏ toàn cầu: Mỹ bắt đầu khai thác dầu vào giữa những năm 2000. Đến cuối những năm 2010, Mỹ hiện là nhà sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới, đã vượt qua Nga và Saudi để giành lấy vương miện.

Một cách chắc chắn, Saudi là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong giao thương dầu thô và những người tham gia thị trường dầu mỏ toàn cầu đang nắm bắt mọi lời nói cũng như ẩn ý từ các quan chức dầu khí hàng đầu của Vương quốc này.

Nhưng khi Mỹ bắt đầu phụ thuộc vào số thùng dầu nhập khẩu ít hơn, thì sức mạnh của Ả Rập Xê Út để làm ảnh hưởng đến thị trường đã giảm đi. Một khách hàng lớn khác của Ả Rập Xê Út, Trung Quốc, hiện có nhiều đòn bẩy hơn so với các dòng dầu của Saudi, Dafna Maor, một người quản lý chuyên mục cho tờ báo Haaretz của Israel, viết.

Nhập khẩu dầu thô của Mỹ từ khắp nơi trên thế giới đã giảm từ mức cao nhất là 10,126 triệu thùng/ngày trong năm 2005, trong khi nhập khẩu từ Saudi cũng đã giảm trong những năm gần đây, lần đầu tiên xuống dưới trung bình 1 triệu thùng/ngày trong năm 2017, lần đầu tiên kể từ năm 2009, theo dữ liệu EIA mới nhất. Trong khi đó, sản lượng của Mỹ đang phá vỡ kỷ lục, mặc dù tốc độ tăng trưởng đá phiến chậm lại trong những tháng gần đây do sự sụt giảm giá dầu 40% trong quý IV năm 2018.

Trong những năm gần đây, Saudis đã có sự cạnh tranh gay gắt tại nơi hiện là quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, Trung Quốc. Trong ba năm qua, Ả Rập Xê Út đã mất vị thế là nhà cung cấp số một của Trung Quốc- vào tay không ai khác ngoài đồng minh của họ trong thỏa thuận cắt giảm sản xuất OPEC+, đó là Nga.

Saudi là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, nhưng sự thống trị của nó đối với thị trường dầu toàn cầu đã bắt đầu rạn nứt trong những năm gần đây. Bây giờ Vương quốc này ảnh hưởng đến thị trường và giá dầu nhiều như (hoặc có thể ít hơn) lưu vực Permian ở Tây Texas, Maor của Haaretz lập luận.

Saudis không muốn mất quyền kiểm soát các chính sách sản xuất dầu của OPEC, mà nhóm công bố công khai là luôn nhắm vào “thị trường dầu cân bằng”, trong khi nhiều thành viên của OPEC, trong đó có Saudi, thực sự cần giá dầu ít nhất cao như nhu cầu cân đối ngân sách của họ. Trong trường hợp của Saudi, mức giá này là khoảng 80 USD một thùng hoặc cao hơn một chút cho dầu Brent.

Đồng thời, Ả Rập Xê Út tuyên bố họ muốn đa dạng hóa nền kinh tế thoát khỏi sự phụ thuộc quá mức vào dầu mỏ.

Theo số liệu của OPEC, ngành dầu khí tạo ra khoảng 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ả Rập Xê Út và chiếm khoảng 70% thu nhập xuất khẩu của nước này.

Cái gọi là Tầm nhìn 2030 của Thái tử Mohammed bin Salman có kế hoạch rất lớn về hàng tỷ đô la Mỹ đầu tư vào nền kinh tế Saudi và năng lượng tái tạo. Trớ trêu thay, Vương quốc này lại dựa vào số tiền thu được từ dầu mỏ, bao gồm 5% cổ phần trong tập đoàn dầu khí khổng lồ Aramco bị thổi phồng nhưng chưa lên sàn, để tài trợ cho việc chuyển đổi.

Tuy nhiên, cho đến khi việc chuyển đổi này bắt đầu diễn ra, nếu có, Ả Rập Xê Út đang ráo riết theo đuổi các thỏa thuận lọc dầu dài hạn ở trung tâm nhu cầu dầu tăng trưởng nhanh nhất thế giới, châu Á, với mục tiêu khóa nhu cầu tương lai cho dầu thô của mình.

Aramco đã ký kết trong những tháng gần đây một số thỏa thuận tại Trung Quốc để tham gia vào các dự án lọc dầu. Một trong những thỏa thuận mới nhất, mua 9% cổ phần trong tổ hợp lọc dầu và hóa dầu liên hợp 800.000 thùng/ngày của Zhejiang Petrochemical tại Zhoushan, nói rằng sự tham gia của Saudi Aramco trong dự án này sẽ đi kèm với một thỏa thuận cung cấp dầu thô dài hạn và khả năng sử dụng Kho chứa dầu thô lớn của Zhejiang Petrochemical để phục vụ khách hàng của mình ở khu vực châu Á”.

Mặc dù có kế hoạch chuyển đổi nền kinh tế thoát khỏi sự phụ thuộc quá mức vào dầu thô và mặc dù dần mất đi vị thế thống trị của mình như là một nhà sản xuất chi phối giá dầu lớn nhất, nhưng Ả Rập Xê Út không sẵn sàng từ bỏ quyền lực địa chính trị và thị trường mà đi kèm với tình trạng hiện tại của nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM