Thỏa thuận OPEC gần đây về việc cắt giảm sản lượng trong 9 tháng tiếp theo đã gây ra phản ứng trái chiều từ các nhà bình luận trong ngành.
Đối với một số người, đây là một ví dụ về sự kiên định và thống nhất cho mục đích của OPEC, trong khi đối với số khác, đó là một thỏa thuận ít có ảnh hưởng đến lượng tồn kho dầu thừa mứa và giá dầu hiện tại. Đối với những người chỉ trích như vậy, các yếu tố khác ảnh hưởng nhiều hơn vào việc phá hoại tầm ảnh hưởng của OPEC - ví dụ như sản xuất dầu đá phiến của Mỹ.
Tuy nhiên, giống như nhiều thứ trong cuộc sống, nó không bao giờ là rõ ràng. Sau đây là các nguy cơ cho triển vọng tăng và giảm của việc mở rộng mới và liệu nó có khả năng mang lại hiệu quả mong muốn lên hàng tồn kho và giá cả.
Những thứ đang ủng hộ cho OPEC
Thứ nhất, có một số yếu tố hỗ trợ cho OPEC – nhất là tính kỷ luật đáng ghi nhận của các thành viên OPEC trong vài tháng qua.
Mặc dù nhiều thoả thuận của OPEC trong quá khứ đã hoàn toàn bị thất bại ngay từ đầu với tỷ lệ tuân thủ trung bình chỉ 55%, theo Báo cáo Thị trường Thị trường Cơ bản của Drillinginfo, nhưng thỏa thuận ban đầu năm 2016 đã thực sự được thực hiện.
Một cuộc khảo sát của Reuters đưa ra tỷ lệ tuân thủ 95% vào tháng 3 năm 2017 và Báo cáo Triển vọng Thị trường cho thấy nhiều nước thực sự cắt giảm vượt quá hạn mức đã đồng ý. Cụ thể, trong tháng 4 năm 2017, tổng sản lượng thấp hơn 131 ngàn thùng/ngày so với hạn ngạch đã đồng ý.
Một trong những lý do chính cho kỷ luật sản xuất này là Ả-rập Xê-út, nước sản xuất dưới mức hạn ngạch 104 ngàn thùng/ngày trong tháng 4 năm 2017 - gần 80 phần trăm của 131 ngàn thùng/ngày đã được đưa ra. Vai trò lãnh đạo của Ả-rập Xê-út ở đây không thể bị đánh giá thấp được- được thúc đẩy bởi vụ IPO Aramco và cần phải có một môi trường định giá ổn định. UAE, Kuwait, Iran và Venezuela cũng đã vượt qua hạn ngạch quy định của họ.
Quá thường xuyên trong quá khứ, OPEC đã bị các nhà phê bình tấn công - coi đây là một tổ chức lạc hậu và ngày càng không thích hợp. Tuy nhiên, thực tế nhóm này vẫn kiểm soát 70% lượng dự trữ dầu thô trên thế giới và đôi khi cần phải tạo uy tín trong kỷ nguyên hợp tác và kỷ luật mới này.
Điều mà cũng đáng khích lệ nữa là OPEC dường như đang hướng về lâu dài. Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Saudi Khalid Al-Falih đã chỉ ra rằng OPEC sẽ làm bất cứ thứ gì cần thiết để ổn định thị trường – ngay cả khi nó có nghĩa là mở rộng việc cắt giảm sản xuất hơn nữa vào năm 2018.
Một biến khác có thể hỗ trợ cho OPEC là khả năng nhu cầu năng lượng toàn cầu có thể nhiều hơn dự kiến hiện tại 1.33 triệu thùng/ngày (dự báo của IEA).
Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu của Ngân hàng Thế giới tháng 6 năm 2017 dự báo rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tăng lên 2,7% trong năm 2017 với sự gia tăng về sản xuất và thương mại. Nhu cầu dầu mỏ thế giới cũng thường tăng tốc vào nửa cuối năm, dẫn đến sự sụt giảm trữ lượng dầu toàn cầu. Những yếu tố này có thể có hiệu quả trong việc ủng hộ cho OPEC.
Trở ngại cho sự thành công
Tuy nhiên, bên cạnh tất cả các yếu tố tích cực tiềm ẩn, còn có nhiều rủi ro và trở ngại tiềm ẩn cho sự thành công của OPEC. Các thị trường đã phản ứng một cách hoài nghi với việc mở rộng và tác động hạn chế của thỏa thuận năm 2016 lên giá và hàng tồn kho đã khiến nhiều người nghi ngờ về tầm ảnh hưởng của OPEC.
Có một số rủi ro đáng kể đối với sự thành công của OPEC
Thứ nhất, nhiều nước ngoài OPEC đã cùng nhau tiếp tục không tuân thủ các chỉ tiêu đã thỏa thuận của họ. Báo cáo Triển vọng Thị trường cho thấy vào cuối tháng 4 năm 2017, các nước không thuộc OPEC đã sản xuất nhiều hơn 180 ngàn thùng/ngày so với hạn ngạch đã đồng ý, với hai thủ phạm chính là Nga và Kazakhstan.
Ngoài ra còn có những nước khác có khả năng thay thế bất kỳ sự cắt giảm nguồn cung nào của OPEC, trong đó có Nigeria và Libya (hai thành viên OPEC được miễn trừ đang có dấu hiệu gia tăng sản lượng) và tất nhiên không ai khác ngoài ông lớn Mỹ. Sản lượng dầu của Mỹ đã được khôi phục rất nhanh và đã tăng 10% kể từ giữa năm 2016.
Rõ ràng là sự kiên nhẫn của các thành viên OPEC không phải là vô hạn và họ không chịu đựng “gánh nặng cho kẻ khác” (lời của Al-Falih tại Tuần lễ CERA ở Houston tháng 3).
Cũng có những ảnh hưởng về kinh tế và chính trị. Tăng trưởng của Trung Quốc vẫn tương đối chậm, Moody's gần đây đã thúc đẩy việc hạ cấp tín dụng lần đầu tiên cho Trung Quốc trong gần ba thập niên, và cuộc khủng hoảng ngoại giao hiện tại giữa Qatar và ba quốc gia Ả Rập đã khiến người ta hoài nghi về sự thống nhất trong tương lai của OPEC.
Tuy nhiên, như vẫn thường xảy ra trong sự tinh vi và phức tạp của thị trường dầu mỏ và môi trường kinh tế quốc tế, nếu Trung Quốc làm cho thế giới kinh ngạc với kết quả kinh tế tốt (tăng trưởng quý 1 vượt mức kỳ vọng 6,9%), nó có thể giúp thắt chặt thị trường dầu mỏ và giảm hàng tồn kho. Tương tự, với cuộc khủng hoảng Qatar, các thành viên của OPEC đã có nhiều tranh chấp chính trị và thậm chí là chiến tranh trong lịch sử 57 năm của mình, nhưng vẫn xoay sở để cộng tác khi có liên quan đến tính tư lợi.
Một tương lai không chắc chắn nhưng đang đi đúng hướng
Chúng ta không thể dự đoán chắc chắn những gì sẽ xảy ra trong thời gian 12 tháng. Từ sự tăng trưởng của Trung Quốc, sản xuất của Hoa Kỳ và sự tuân thủ của các thành viên không thuộc OPEC, vẫn có một loạt các biến không biết trước được.
Tuy nhiên, điều rõ ràng là ngành dầu mỏ vẫn đang đi đúng hướng với việc mở rộng thỏa thuận OPEC là bước đi đầu tiên quan trọng trong việc bảo vệ thị trường dầu thô trên thế giới và chỉ ra rằng cần phải có ý chí chính trị cần thiết để giải quyết vấn đề thừa cung toàn cầu.
Thực tế là nếu nguồn cung duy trì không đổi và dựa vào tăng trưởng nhu cầu năng lượng toàn cầu theo dự đoán là 1,33 triệu thùng/ngày, thì mức tồn kho có thể hồi phục vào giữa khoảng 5 năm trước khi giá sụp đổ vào cuối năm 2017, Theo Báo cáo Triển vọng thị trường.
Chắc chắn, có thể sẽ không có việc giảm tồn kho ngay lập tức và giá dầu sẽ không vượt quá 60 USD trong 12 tháng tới. Tuy nhiên việc tái cân bằng thị trường đang tiếp tục với OPEC cho thấy vai trò lãnh đạo rất quan trọng trong những thời điểm đầy thách thức này. Nếu OPEC có thể tiếp tục giữ bình tĩnh, thì ngày hái quả ngọt sẽ không còn xa.
Nguồn tin: xangdau.net