Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Liệu nguồn vung dầu toàn cầu sẽ nới lỏng hơn nữa từ tháng 1?

Vào tháng 4 năm nay, các thành viên OPEC và các nhà xuất khẩu khác, từ 23 quốc gia, đã thực hiện một thỏa thuận chưa từng có về việc hạn chế khoảng 9,7 triệu thùng mỗi ngày từ nguồn cung toàn cầu để cân bằng thị trường dầu vì sự hủy diệt nhu cầu do đại dịch Covid gây ra. Mức cắt giảm đã được giảm dần trong tháng 8 xuống còn 7,7 triệu thùng/ngày, với mục tiêu cắt giảm tiếp xuống còn 5,7 triệu thùng/ngày vào tháng 1 năm sau với giả định rằng một số nhu cầu toàn cầu sẽ tăng trở lại vào thời điểm đó.

Câu hỏi lớn trong lĩnh vực dầu mỏ chính là liệu OPEC+ , dự kiến nhóm họp vào ngày 19 tháng 10, sẽ nới lỏng cắt giảm nguồn cung toàn cầu hiện có vào tháng 1 hay không. Điều này sẽ tác động đến giá dầu thô và có ảnh hưởng trong các lĩnh vực khác. Các tình huống của ba biến số — đại dịch COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát, tồn kho dầu vẫn còn dồi dào và các cuộc bầu cử sắp diễn ra ở Mỹ— cho thấy rằng việc bổ sung thêm 2 triệu thùng dầu một ngày trong các đường ống dẫn toàn cầu chỉ có thể dẫn đến cán cân thu chi không bền vững đối với hầu hết các thành viên OPEC.

Một làn sóng nhiễm thứ hai của coronavirus đã tấn công các khu vực của châu Âu, như Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Ba Lan và Hà Lan, và Nga. Mỹ chứng kiến số ca nhiễm hàng ngày cao nhất kể từ tháng 8 vào ngày 11 tháng 10, cho thấy viễn cảnh bắt đầu đợt thứ hai. Những hạn chế du lịch mới và lệnh giới nghiêm đã được đưa ra với những đợt tăng đột biến này. Tác động của virus đã cấu hình lại các mô hình làm việc với chế độ làm việc tại nhà, tránh giao thông công cộng và giảm mạnh việc đi lại tùy ý. Kết quả là sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu từ chối làm giảm bớt lượng tồn kho dầu thô toàn cầu, vnố đang chạm mức cao kỷ lục.

Ngoài một số hỗ trợ từ dầu hỏa do yêu cầu mùa đông, thay vì từ lĩnh vực hàng không, các nhà máy lọc dầu đang vật lộn với nhu cầu sụt giảm đối với sản phẩm của họ. Dầu diesel, vốn phụ thuộc phần lớn vào phương tiện giao thông công cộng, đang gần như có lợi nhuận bằng không. Theo Singapore crack margins, số liệu tham khảo cho các nhà lọc dầu châu Á, chỉ có xăng là cung cấp một vài thảnh thơi trong những tuần gần đây với crack margin hợp lý — đó là sản phẩm mang lại giá trị sản phẩm trên mỗi thùng trừ đi chi phí dầu thô mỗi thùng - là 6 USD do một số khoản tăng trong đi lại cá nhân.

Theo kết quả của một cuộc khảo sát của Ngân hàng Liên bang về các công ty khoan dầu ở Mỹ, sự sụt giảm nhu cầu trên toàn thế giới có thể sẽ không kết thúc cho đến năm 2023. Dự báo về nhu cầu toàn cầu đã được Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) có trụ sở tại Paris - một cơ quan giám sát năng lượng liên chính phủ, điều chỉnh giảm hai lần. IEA cắt giảm nhu cầu xuống còn 8,1 triệu thùng/ngày từ 8,4 triệu thùng/ngày, trong khi tháng này OPEC dự báo nhu cầu toàn cầu trung bình là 90,2 triệu thùng/ngày vào năm 2020, thấp hơn 400.000 thùng/ngày so với ước tính của tháng trước.

Trong khi đó, với các mục tiêu về vaccine coronavirus hay thay đổi, có rất ít niềm tin trên thị trường về thời gian và hiệu quả của vaccine mới.

Các kho dự trữ khổng lồ trên toàn cầu - lượng dầu dư thừa được lưu trữ trong kho thương mại, dự trữ dầu mỏ chiến lược do chính phủ điều hành và các tàu chở dầu lớn - cũng không giảm với tốc độ cần thiết. Dựa trên dữ liệu của IEA, Bloomberg NEF ước tính tồn kho toàn cầu tăng 1,3 tỷ thùng trong nửa đầu năm, trong đó dự trữ dầu của các nước OECD tăng khoảng 336 triệu thùng - một mức tăng lịch sử - và dự trữ dầu ngoài OECD là khoảng 1 tỷ thùng. Mỹ chiếm khoảng 40% các kho dự trữ dầu của OECD.

Dự trữ dầu thô của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đo lường sự thay đổi hàng tuần về số lượng thùng dầu thô thương mại mà các công ty Mỹ nắm giữ, số liệu ảnh hưởng đến giá các sản phẩm dầu mỏ - việc tăng tồn kho dầu thô cho thấy nhu cầu yếu hơn và có xu hướng làm giảm giá dầu thô trong khi tồn kho dầu thô giảm cho thấy điều ngược lại.

EIA báo cáo vào ngày 8 tháng 10 rằng kho dự trữ dầu thô hàng tuần của Mỹ tăng khoảng 950k thùng (khối lượng tổng thể). Các nhà máy lọc dầu của Mỹ hoạt động với công suất 77%, điều này cho thấy mức tồn kho sản phẩm vẫn ở mức cao. Diesel cracks luôn ở mức thấp nhất trong đó phần lớn hàng tồn kho dư thừa được cho là trôi nổi trên các tàu ở châu Á. Tổng thư ký OPEC Mohammad Sanusi Barkindo gần đây nói rằng trong khi điều tồi tệ nhất trong thị trường dầu đã qua đi, thì tồn kho vẫn ở mức cao 220 triệu thùng trên mức trung bình 5 năm.

Về phía nguồn cung, các yếu tố có thể gây gián đoạn bao gồm chiến tranh ở Trung Đông ảnh hưởng đến eo biển Hormuz, hoặc đường ống bị hỏng và hoạt động sản xuất từ Biển Caspia do xung đột Azerbaijan và Armenia leo thang, chẳng hạn, ít có khả năng hơn so với các yếu tố hỗ trợ tích cực cung dầu toàn cầu.

Ba yếu tố đẩy giá dầu tăng 10% trong tuần trước đã được khôi phục trở lại trạng thái bình thường. Một cuộc đình công của công nhân khai thác dầu ngoài khơi Na Uy đã buộc phải đóng cửa sản lượng dầu khoảng 110.000 thùng/ngày ở Biển Bắc và là mối đe dọa tiềm tàng đối với mỏ Johan Sverdrup 470.000 thùng/ngày thuộc sở hữu của tập đoàn dầu khí khổng lồ Equinor của Na Uy đã chấm dứt sau khi một thỏa thuận tiền lương đã được chốt vào ngày 9 tháng 10.

Hoạt động sản xuất tại mỏ dầu lớn nhất của Libya, Sharara, đã khởi động lại vào chiều ngày 11 tháng 10, sau cuộc phong tỏa kéo dài 9 tháng của tướng chỉ huy phiến quân Khalifa Haftar sau những bất đồng với chính quyền trung ương của Libya về phân phối doanh thu từ dầu mỏ. Sản lượng dầu của đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh đã tăng lên 300.000 thùng/ngày từ khoảng 100.000 thùng/ngày trong hai tuần qua. Mỏ dầu Sharara có thể đóng góp thêm 300.000 thùng mỗi ngày. Libya, một nhà sản xuất dầu lớn, đã bơm khoảng 1,3 triệu thùng/ngày trước khi mỏ dầu Sharara đóng cửa. Nguồn cung bổ sung này sẽ tiếp tục gây áp lực giảm giá dầu.

Mặt khác, sản lượng của Mỹđang chạm mức 11 triệu thùng/ngày, so với mức 10,3 triệu thùng/ngày của sản lượng khoảng hơn một tháng trước, với số lượng giàn khoan đang dần phục hồi qua các thùng tăng dần. Mặc dù cơn bão Delta đã khiến hoạt động sản xuất năng lượng lớn nhất ngoài khơi Vịnh Mexico của Mỹ ngừng sản xuất lớn nhất trong vòng 15 năm, sản lượng dự kiến sẽ dần được khôi phục trong những ngày tới nếu không có thiệt hại lớn nào đối với cơ sở hạ tầng dầu mỏ.

Một số vị trí thống trị dầu trong tương lai của Mỹ — nước này hiện là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới — phụ thuộc vào kết quả của cuộc bầu cử Mỹ vào ngày 3 tháng 11. Joe Biden, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, đã cam kết cấm các giấy phép và cho thuê dầu khí mới trong các khu vực liên bang, bao gồm cả vùng biển liên bang. Điều này sẽ loại trừ việc cho thuê mới ở hai phần ba phía tây của Vịnh Mexico, vùng biển Alaska và việc thăm dò ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Mặc dù, các hợp đồng thuê hiện tại sẽ không bị ảnh hưởng, chính quyền Biden có thể sẽ có quy định cao hơn trong việc phê duyệt giấy phép đối với các hợp đồng thuê hiện có. Tuy nhiên, tình hình sẽ hoàn toàn ngược lại nếu chính quyền Donald Trump tuyên thệ nhậm chức vào tháng tới, tạo ra một kịch bản khác cho lĩnh vực dầu khí. Ngoài ra, nguồn cung dầu toàn cầu sẽ tăng mạnh nếu chính phủ Biden dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nghiêm khắc do Nhà Trắng hiện hành áp đặt đối với Iran và Venezuela.

Câu trả lời thực tế về việc liệu có nên tăng sản lượng dầu từ ngày 1 tháng 1 trở đi hay không sẽ là trì hoãn bất kỳ quyết định nào về vấn đề này. Tuy nhiên, các thị trường không thể chờ đợi đến sau giữa tháng 11 vì sắp phải gia hạn hợp đồng hàng năm với các nước nhập khẩu. Dự đoán tương lai từ các tín hiệu cho thấy rằng sự gia tăng nguồn cung sẽ chỉ làm tắc nghẽn thêm các đường ống dẫn toàn cầu.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM