Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Liệu Mỹ có còn cần đến kho dự trữ dầu chiến lược nữa không?

Tổng thống Donald Trump đã công bố đề xuất ngân sách chính thức của mình trong tuần này, một kế hoạch bao gồm việc bán một lượng đáng kể dự trữ dầu chiến lược (SPR) của Mỹ.

Bản kế hoạch đề xuất bắt đầu bán dầu ngay từ năm tới, và đợt bán dầu đầu tiên có thể tăng lên đến 500 triệu USD. Trong thập kỷ tới, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ sẽ có các đợt bán dầu thô từ SPR, với kế hoạch giảm một nửa lượng dầu dự trữ với gần 700 triệu. Nhà Trắng dự kiến sẽ tăng 16,6 tỷ USD trong khoảng thời gian đó.

SPR ban đầu được thành lập vào những năm 1970 sau khi tình trạng thiếu xăng và lạm phát làm ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ, một cuộc khủng hoảng năng lượng bắt nguồn từ lệnh cấm vận năm 1973 từ Trung Đông. Logic của việc xây dựng SPR vô cùng đơn giản: bằng cách tích trữ đủ dầu thô để kéo dài trong khoảng 90 ngày, Mỹ có thể tự vệ chống lại bất kỳ sự gián đoạn nguồn cung cấp tiềm ẩn nào, cho dù là chiến tranh, thiên tai, hay khủng hoảng chính trị.

Kế hoạch đó là trọng tâm của việc thành lập Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), bao gồm các nước OECD cũng cam kết dự trữ nguồn cung dầu trong ba tháng. IEA cũng đã trở thành một diễn đàn để chia sẻ dữ liệu, đó là điều mà tổ chức này được biết đến chủ yếu tới ngày hôm nay.

Bởi vì Mỹ chưa bao giờ thực sự có một chiến lược năng lượng chặt chẽ nên SPR đã được xem như là một trong số ít những nền tảng quan trọng nhất cho an ninh năng lượng của Mỹ. Nó đã nhận được ủng hộ của cả hai đảng, và việc chạm vào kho dự trữ gặp khó khăn về mặt chính trị. Việc bán dầu từ SPR chỉ được thực hiện vài lần và chỉ trong những trường hợp đặc biệt.

Tuy nhiên, cả hai đảng chính trị không còn ưu tiên cho vấn đề an ninh năng lượng nữa. Cuộc cách mạng đá phiến đã dẫn tới sự gia tăng sản lượng dầu, và thậm chí với một thị trường giá dầu chỉ 50 USD, sản lượng đá phiến tiếp tục tăng. Sản lượng thực sự có thể phá vỡ mức cao nhất mọi thời đại, có lẽ ngay vào cuối năm nay. Ngoài ra, giá xăng chỉ còn gần bằng một nửa so với mức trước khi xảy ra vụ sụp đổ giá năm 2014.

Trong quá khứ, việc dỡ bỏ SPR đã là một vấn đề chính trị bùng nổ. Tuy nhiên, nguồn cung dầu gia tăng và giá xăng rẻ làm cho an ninh năng lượng không còn là vấn đề chính trị được tranh cãi sôi nổi nữa. Trong hai năm qua, Quốc hội Mỹ đã cho phép bán 190 triệu thùng dầu thô cho đến năm 2025, dẫn đến số lượng dầu được bán trong tháng 1 và tháng 2 năm nay lần lượt là 6,4 và 10 triệu thùng.

Và khi Quốc hội đã thể hiện sự sẵn sàng rút lại SPR, Tổng thống Trump dường như đang ở vị trí an toàn về mặt chính trị với đề xuất cắt giảm sâu hơn. Ngân sách của ông đề nghị bán 270 triệu thùng vào năm 2027. "Do hành trình dài hạn về năng lực sản xuất năng lượng và vận tải trong nước, một SPR nhỏ hơn được cho là sẽ có thể tiếp tục đáp ứng các nghĩa vụ quốc tế và nhu cầu khẩn cấp", Nhà Trắng phát biểu.

Tuy nhiên, các chuyên gia về năng lượng đã nhiều lần cảnh báo động thái này. Jason Bordoff, Giám đốc Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu thuộc Đại học Columbia, cảnh báo rằng rủi ro thị trường vẫn chưa biến mất mặc dù sản lượng dầu đá phiến đã tăng lên. "Nguy cơ sụp đổ hoàn toàn tại Venezuela chỉ là một trong nhiều lời nhắc nhở rằng thế giới vẫn dễ bị tổn thương trước những cú sốc giá dầu và những cú sốc này sẽ được người tiêu dùng Mỹ cảm nhận qua việc đổ xăng ngay hôm nay mặc dù chúng ta nhập dầu ít hơn trước đây bởi vì dầu là một mặt hàng toàn cầu ", Bordoff trao đổi với tờ Washington Post.

Về phần thị trường, giá dầu đã thực sự bị ảnh hưởng hôm thứ Ba khi ngân sách của Tổng thống được công bố, vì các nhà phân tích càng thêm lo ngại về nguồn cung mới đến từ SPR. Như Reuters ghi nhận, việc cắt giảm SPR một nửa trong 10 năm sẽ tương đương với việc cung ứng 95.000 thùng mỗi ngày. Nghĩa là thêm 95.000 thùng/ngày tại thời điểm khi OPEC đang cố gắng hết sức để lấy dầu thừa ra khỏi thị trường nhằm đẩy giá lên. Oystein Berentsen, Giám đốc điều hành công ty kinh doanh xăng dầu Strong Petroleum, nói với Reuters rằng: "Tuy nó không lớn, nhưng sẽ không giúp được gì cho những nỗ lực của Ảrập Xêút”.

Cũng trong ngân sách của Tổng thống Trump có một vài điểm đáng chú ý khác gây ảnh hưởng đến ngành công nghiệp dầu khí. Thứ nhất, nó đề xuất mở Khu Bảo tồn Động vật Hoang dã Quốc gia Bắc cực (ANWR) nằm ở Alaska cho hoạt động khoan dầu và khí đốt, một khu vực nhạy cảm về chính trị đã bị cấm cửa đối với ngành dầu khí trong nhiều thập kỷ. Thật thú vị, Nhà Trắng đã đề xuất sửa đổi công thức chia sẻ doanh thu cho việc khoan ngoài khơi, làm cắt giảm tiền thanh toán cho các quốc gia ven biển và chuyển thêm tiền tới kho bạc liên bang. Đó là một trong số ít những đề xuất có thể gây lúng túng cho những người đề xướng trong ngành, nhất là các nhà lập pháp của Vùng Vịnh, nhiều người trong số đó thuộc phe Cộng hòa.

Và tất nhiên, điều gây ngạc nhiên nhất về ngân sách của Tổng thống là những cắt giảm khốc liệt đối với ngân sách của cơ quan liên bang, đáng chú ý nhất là đề xuất cắt giảm 31 phần trăm cho EPA. Bộ Nội vụ và Năng lượng sẽ bị cắt giảm khiêm tốn hơn.

Chắc chắn, tất cả những điều này chỉ là một đề xuất. Ngân sách của Tổng thống không bao giờ được giữ nguyên khi thông qua Quốc hội, do đó không có gì đảm bảo rằng việc bán SPR hay việc khoan tại ANWR sẽ thành sự thật. Công thức chia sẻ lợi tức quốc gia ven biển có lẽ ít có khả năng xảy ra nhất và cũng không rõ Quốc hội sẽ phải vật lộn với chi tiêu của cơ quan như thế nào. Hãy theo dõi.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM