Tính biến động của thị trường dầu thô đã gia tăng trong nửa cuối năm 2018, với giá chạm mức cao nhất trong bốn năm trước khi bước vào chuỗi ngày giảm giá dài nhất trong ba thập kỷ qua. Các nhà phân tích đã nghĩ tới giá dầu 100 USD nhưng hiện tại dường như lại nghĩ rằng giá sẽ xuống tới 40 USD. Trong khi tồn kho tăng và các trader dầu tiếp tục tác động đến giá trong ngắn hạn, thì chính hành động của KSA (Vương quốc Ả Rập Xê út) vào tháng 12, khả năng tăng lãi suất của Mỹ và một cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ sẽ thực sự làm thay đổi thị trường. Trong số đó, ba yếu tố này có khả năng đẩy giá dầu xuống mức 40 USD.
Ả Rập Xê Út
Với lo ngại về tình trạng dư cung ngày càng tăng, thị trường dầu đang chờ xem liệu KSA có dẫn đến cắt giảm sản lượng tại cuộc họp OPEC sắp tới hay không. Có vẻ như Ảrập Xêút và các đồng minh của mình đã đi quá xa trong nỗ lực của họ để tránh tình trạng thiếu hụt nguồn cung khi các lệnh trừng phạt Iran dần lộ diện. Khi giá tiếp tục rớt, nhiều người trong thị trường dầu dường như đang chờ đợi một thỏa thuận OPEC khác - nhưng kết quả của cuộc họp OPEC vào tháng 12 thì không chắc chắn chút nào. Trump có vẻ như sẽ phản đối bất kỳ sự cắt giảm sản xuất nào từ OPEC, thích thú môi trường giá dầu thấp. Nga, chịu trách nhiệm cho việc cắt giảm sản lượng lớn nhất bên ngoài OPEC, cũng có vẻ như chống lại việc tham gia vào bất kỳ thỏa thuận cắt giảm sản xuất nào. Trong khi hầu hết trên thị trường đang chờ đợi một số loại cắt giảm từ KSA và các đồng minh, thì vẫn còn một khả năng là việc cắt giảm hoặc sẽ ít hơn so với dự kiến hoặc chỉ đơn giản là sẽ không xảy ra. Hơn nữa, bất cứ lúc nào Mỹ cũng có thể thay đổi các khoản miễn trừ cho các nước nhập khẩu dầu từ Iran - làm xáo trộn thị trường dầu một lần nữa và làm tổn hại đến bất kỳ thỏa thuận OPEC tiềm năng nào. Tất cả những yếu tố này sẽ phải được Saudi Arabia xem xét một cách cẩn thận trước khi đưa ra quyết định cuối cùng cho một đợt cắt giảm sản xuất khác.
Chiến tranh thương mại
Đã có rất ít tín hiệu từ Bắc Kinh hay Washington rằng cuộc chiến thương mại sẽ sớm chấm dứt. Tuy nhiên, vẫn lóe lên một tia hy vọng. Trump và Tập Cận Bình dự kiến sẽ gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tháng 11, khi Trump đã lên kế hoạch cho một bữa ăn tối sau hội nghị thượng đỉnh nơi cả hai nhà lãnh đạo sẽ cố gắng tìm cách để chấm dứt cuộc chiến thương mại. Nếu hai siêu cường quốc này có thể đi đến một thỏa thuận thì giá dầu sẽ nhận được một cú hích đáng kể.
Thế nhưng hầu hết các nhà quan sát đều không mấy hy vọng. Michael Spence, một nhà kinh tế học đoạt giải Nobel, không thấy một sự khắc phục nhanh chóng nào cho những căng thẳng kinh tế giữa hai nước và nghĩ rằng cuộc chiến thương mại sẽ tiếp tục trong một thời gian. Các nhà quản lý quỹ Trung Quốc cũng hoài nghi về bất kỳ sự thành công nào tại cuộc họp lần này. Cần lưu ý ở đây rằng ngay cả khi có một thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh G20, nó cũng sẽ chỉ tạo ra một "khuôn khổ" cho các cuộc đàm phán trong tương lai – chứ không phải là một giải pháp hay giảm bớt hàng rào thuế quan. Có vẻ như bất cứ nhà đầu cơ dầu giá lên nào đặt hy vọng của họ vào cuộc họp giữa Trump và Tập Cận Bình thì đang khá là tham vọng.
Lãi suất
Mỹ đã thêm 250.000 việc làm trong tháng 10, với tỷ lệ thất nghiệp chung giảm xuống còn 3,7%. Nền kinh tế Mỹ đã và đang cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ gần đây và tiền lương cũng đang tăng lên. Tất cả điều này tạo thành một tình thế mạnh mẽ để tăng lãi suất một lần nữa khi FOMC (Ủy ban thị trường mở liên bang) họp vào tháng 12. Điều này sẽ dẫn đến một đồng đô la Mỹ mạnh hơn sẽ làm cho hàng hóa đắt hơn đối với các nước khác để mua. Điều này sẽ dẫn đến giá dầu giảm do nhu cầu tương đối thấp.
Nếu kết quả xấu nhất đến từ 3 sự kiện này - OPEC từ chối cắt giảm sản lượng, Trump & Tập Cận Bình không đồng ý về một khuôn khổ và đồng USD tăng do lãi suất tăng – thì triển vọng giá dầu xuống 40 USD không phải là không thể tưởng tượng được.
Nguồn tin: xangdau.net