Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Liệu còn có hy vọng nào cho giá dầu cao hơn không?


Giá dầu đã tụt dốc trong những tuần gần đây, rơi xuống mức thấp nhất trong hơn 10 tháng và bất kỳ cảm giác lạc quan nào cũng gần như đã biến mất hoàn toàn. Tất cả các dấu hiệu đều cho thấy một giai đoạn "thấp hơn trong lâu hơn" cho giá dầu, một điệp khúc đã quá quen thuộc với những người trong ngành này.

WTI xuống dưới 43 đô la một thùng vào ngày thứ Tư, và các chỉ số giảm điểm đang bắt đầu chồng chất.

Đầu tiên phải kể đến là sản lượng của Libya vừa đạt 900.000 thùng/ngày, mức cao mới trong nhiều năm, tăng mạnh ngay từ vài tuần trước. Các quan chức Libya đang hy vọng rằng họ sẽ đạt được nhiều cột mốc quan trọng trong những tháng tới. Điểm dừng tiếp theo là 1 triệu thùng mỗi ngày, mà Libya hy vọng sẽ phá vỡ vào cuối tháng 7.

Đá phiến Mỹ được cho là lý do lớn nhất khiến giá đang trở nên lao đao một lần nữa. Số lượng giàn khoan đã tăng trong 22 tuần liên tiếp, lên 747 tính tới giữa tháng 6, hơn 100% so với một năm trước. Theo IEA, sản xuất tiếp tục tăng với sản lượng dự kiến sẽ tăng thêm 780.000 thùng/ngày trong năm nay. Rốt cuộc, sự phục hồi của đá phiến dường như đã giết chết bất cứ sự phục hồi nào vừa mới nhen nhóm của giá dầu.

Các quỹ phòng hộ và các nhà quản lý tiền tệ khác đã giảm đặt cược giá lên cho hợp đồng dầu thô tương lai trong bản công bố số liệu mới nhất. Tâm lý hết sức bi quan vào thời điểm này, và bởi vì IEA, OPEC và EIA gần đây đã công bố những đánh giá rất chậm chạp về tốc độ tái cân bằng, tâm trạng ảm đạm sẽ đeo bám trong một thời gian ngắn. Các báo cáo tiếp theo từ những nhà quan sát năng lượng sẽ không xuất hiện trong gần một tháng nữa.

Trong khi đó, dữ liệu EIA hàng tuần về sản xuất và tồn kho sẽ có tầm quan trọng vượt trội, chủ yếu bởi vì đây là một trong số ít các chỉ số cụ thể xuất hiện thường xuyên. Các nhà phân tích bây giờ lo lắng rằng một loạt các dữ liệu bi quan có thể thậm chí đẩy giá xuống thấp hơn. Nhu cầu xăng cũng có vẻ yếu, ngay khi bước vào mùa lái xe mùa hè ở Hoa Kỳ, giai đoạn thường thấy nhu cầu tăng lên.

Thị trường đã hồi phục nhẹ vào ngày thứ Tư khi EIA báo cáo một số con số tương đối tốt - dự trữ dầu thô giảm 2,5 triệu thùng. Ngoài ra, lượng nhập khẩu vẫn đi ngang và dự trữ xăng giảm nhẹ.

Tuy nhiên, các con số này không đủ để làm cho thị trường dễ dàng hơn.

Trong lúc ảm đạm và khó khăn, Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út Khalid al-Falih đã cố gắng tỏ ra dũng cảm, lập luận hôm thứ Hai rằng thị trường sẽ "tái cân bằng trong quý IV năm nay khi tính đến cả sự gia tăng sản lượng dầu đá phiến". Ông đã phủ nhận sự sụt giảm gần đây, bác bỏ tầm quan trọng của những động thái ngắn hạn trên thị trường.

Nhưng với WTI đang xuống dưới 43 USD/thùng, hầu hết các nhà phân tích thị trường đều không tin tưởng. Mục tiêu của OPEC là đưa dự trữ dầu thô toàn cầu trở lại mức trung bình 5 năm đang ngày càng khó đạt được, ít nhất là trong khung thời gian mà OPEC đặt ra. Bjarne Schieldrop, chuyên gia phân tích hàng hóa tại SEB AB cho biết: "Có vẻ như thị trường có rất ít niềm tin rằng thực sự sẽ có bất kỳ sự sụt giảm tồn kho nào trong nửa cuối năm nay".

Theo ông Amrita Sen, đồng sáng lập và là nhà phân tích dầu hàng đầu tại Energy Aspects, trao đổi với CNBC: “Điều này giống như một con dao đang rơi, tôi thực sự chưa từng chứng kiến tâm lý xấu như thế này bao giờ. Chúng tôi đã có nhiều khách hàng gửi thư điện tử nói rằng họ đã kinh doanh trong 20 hoặc 30 năm và họ chưa bao giờ thấy một cái gì đó như thế này."


Một yếu tố quan trọng có thể thực sự khiến giá giảm xuống là nếu sự tuân thủ các cắt giảm bắt đầu phá vỡ. Có một số lý do tại sao một số người tham gia có thể bắt đầu từ bỏ cam kết của họ. Đơn cử như Nga, có xu hướng sản xuất thêm dầu trong những tháng hè, một thực tế có thể cám dỗ họ để tăng sản lượng. Iraq cũng đang để mắt đến khả năng sản xuất cao hơn trong năm nay. Ngoài ra, giá suy yếu có thể bắt đầu làm giảm quyết tâm của nhóm.


Hơn nữa, xung đột căng thẳng ở Trung Đông có thể tiếp tục gia tăng, làm đe dọa phá hỏng sự hợp tác giữa các thành viên OPEC. Một mặt, xung đột giữa Ảrập Xêút và các đồng minh vùng Vịnh với Qatar và Iran có thể xấu đi. Mặc dù điều này có thể làm tăng giá dầu thô nếu nguồn cung bị ảnh hưởng, nhưng nó cũng có thể làm suy yếu thỏa thuận OPEC.


Một yếu tố chưa rõ có thể ngăn giá dầu giảm sâu hơn nữa là khả năng giá dao động trong khoảng giữa 40 đô la thực sự làm hạn chế sản xuất đá phiến. Nếu đá phiến Mỹ giảm hoạt động trong năm tới, thì hiệp ước OPEC có thể thành công trong việc cân bằng thị trường. Nhưng nếu đá phiến của Mỹ tiếp tục tăng và OPEC không thể mở rộng thỏa thuận của mình qua quý I năm 2018, thì dầu có thể xuống còn 30 USD/thùng, theo Fereidun Fesharaki, Chủ tịch FGE.


Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM