Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Liệu có phải đã đến lúc OPEC “mở vòi” trở lại?

Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đã phát biểu hồi đầu tuần trước rằng ông đã nói chuyện với người đồng cấp Ả-rập Xê-út về khả năng mở rộng thêm thỏa thuận sản xuất dầu mỏ của OPEC/ngoài OPEC; giá dầu tăng. Các nhà quan sát một lần nữa nhắc nhở chúng ta rằng không có bất kỳ sự lựa chọn mới nào cho OPEC và các đối tác của nhóm: hoặc là họ có thể tiếp tục cắt giảm và để mất thị phần, hoặc họ có thể mở vòi trở lại và làm giá rớt xuống.

Liam Denning thuộc Gadfly Bloomberg cho rằng kịch bản thứ hai là phương án duy nhất có thể hiệu quả đối với các nhà sản xuất chi phí thấp như Ả-rập Xê-út. Theo ông, việc Saudi quay trở lại chính sách trước đó là cách duy nhất để tồn tại. Tuy nhiên, có một mưu kế trong kịch bản của Denning.

Ông nói: "Điều hợp lý để làm là các nhà sản xuất lớn, chi phí thấp như Ả-rập Xê-út tối đa hóa sản lượng và đẩy giá dầu xuống đến mức mà cả hai đều ngăn dòng vốn đổ vào hoạt động fracking ở Mỹ và thúc đẩy nhu cầu."

Đó là vùng đất mơ ước của bất kỳ nhà sản xuất dầu giá rẻ nào, nhưng làm thế nào bạn tìm thấy nó? Các dự báo nhu cầu dầu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế và Cơ quan Thông tin Năng lượng cũng không thấy nhiều sự hỗ trợ cho nhu cầu tăng mạnh. Ngược lại - như chính ông Denning lưu ý, các yếu tố mà sẽ làm chậm sự tăng trưởng nhu cầu dầu hơn nữa đang gia tăng, trong đó chủ yếu là việc chuyển đổi sang xe điện.

Có lẽ là đúng khi các chuyên gia không còn quan tâm nhiều đến những gì mà Bộ trưởng năng lượng này hay kia từ Vienna Group nói về việc gia hạn hiệp ước. Tuy nhiên, truyền thông thì quan tâm và đưa tin một cách sốt sắng về mọi bình luận như vậy mặc dù thực tế cuộc thảo luận mà Novak đang đề cập đến trong nhận xét gần đây nhất của ông diễn ra vào tháng 7 và hầu như không được coi là tin tức. Bộ trưởng Nga, kể từ khi bắt đầu các cuộc đàm phán cắt giảm, cho biết tất cả các lựa chọn đều đang được xem xét. Chúng vẫn là những gì ông đã nói trong tuần này. Không có gì bất ngờ.

Tuy nhiên, Nga và Ả-rập Xê-út đang thúc đẩy việc gia hạn lần thứ hai này, tờ Wall Street Journal đưa tin vào cuối tháng trước, trích dẫn các nguồn giấu tên thân cận với cuộc thảo luận. Nga dường như cảm thấy tốt với giá dầu hiện tại. Số liệu hải quan tuần này cho thấy doanh thu từ xuất khẩu dầu thô đã tăng 35% trong bảy tháng đầu năm. Novak cho biết mức giá hiện tại cho Brent là 54 USD/thùng là "tối ưu", cho phép ngành này đầu tư vào sản xuất mới trong khi vẫn duy trì giá có thể chấp nhận được.

Trong khi đó, Ả-rập Xê-út đang xem xét lại “Tầm nhìn 2030” của mình, vì nhận ra những mục tiêu ban đầu đặt ra trong chương trình này là hơi quá tham vọng. Vương quốc này cũng đang chuẩn bị cho việc niêm yết Aramco, việc này đúng là có thể xây dựng hoặc phá vỡ “Tầm nhìn 2030”. Chương trình này rất tốn kém và Saudi Arabia bị thâm hụt ngân sách để giải quyết ngoài việc đa dạng hóa dài hạn.

Chắc chắn Saudi Arabia và Nga là những nhà lãnh đạo của nhóm khi đi đến thỏa thuận cắt giảm. Họ đã và đang tạo dựng mối quan hệ gần gũi hơn trong những tháng gần đây, và không chỉ trong lĩnh vực năng lượng. Tuy nhiên, họ không cùng muốn chính xác một điều khi nói đến dầu mỏ. Nga là một nhà sản xuất có chi phí cao hơn Ả-rập Xê-út, vì vậy sẽ gặp nhiều rắc rối hơn nếu giá giảm mạnh. Trong khi đó, Ả-rập Xê-út phụ thuộc nhiều hơn vào doanh thu từ dầu mỏ cho ngân sách của mình so với Nga - không kể đến việc Riyadh đã cắt giảm sản lượng nhiều hơn là Moscow.

Một dự báo của nhà kinh tế học về năng lượng Phil Verleger, được dẫn lời bởi Denning, cho thấy các nhà sản xuất OPEC có chi phí thấp - Saudi Arabia, Iraq, Kuwait, Qatar, và Iran - mất 9 điểm phần trăm từ thị phần của họ nếu giá tiếp tục được kích lên giả tạo cho đến năm 2022 , thị phần của Nga trong kịch bản này sẽ vẫn hầu như không thay đổi, trong khi thị phần của Hoa Kỳ và các nhà sản xuất ngoài OPEC sẽ tăng lên.

Việc “mở van” trở lại thực sự bắt đầu giống như là điều duy nhất còn lại để làm, miễn là những người mở van này sẵn sàng gánh chịu hậu quả, có thể bao gồm cả việc phá sản (như Venezuela), bất ổn trong nước, và nhiều khả năng nhất là sự sụp đổ của OPEC. Sự sụp đổ của OPEC, nếu điều đó xảy ra, có nghĩa là các hiệp ước khác để kiểm soát nguồn cung của mặt hàng phổ biến nhất thế giới sẽ trở nên khó khăn hơn để đạt được nếu cần thiết phải dùng tới.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM