Nếu anh đang tìm kiếm bằng chứng về sự sụt giảm nguồn cung dầu thô từ OPEC và các nước đồng minh trong việc cắt giảm sản lượng để tăng giá, thì Nga lại không có mặt trong số các nhà nhập khẩu hàng đầu của châu Á.
Số liệu nhập khẩu Tháng một từ Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản không cho thấy tác động của nguồn cung dầu thô giảm, nhưng lại cho thấy giá tăng trước động thái của OPEC và các nước đồng minh cắt giảm khoảng 1,8 triệu thùng mỗi ngày khỏi thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Số liệu nhập khẩu tháng 1 của Trung Quốc là một ví dụ.
Nhập khẩu tăng 27,5 phần trăm so với tháng cùng kỳ năm trước lên 34,03 triệu tấn, tương đương với 8,01 triệu thùng dầu mỗi ngày.
Đó là mức tăng ấn tượng, được cho chủ yếu là để bổ sung liên tục vào kho dự trữ chiến lược và nhu cầu tăng từ các nhà máy lọc dầu tư nhân nhỏ hơn mà bây giờ không được phép nhập khẩu dầu thô.
Saudi Arabia –người cầm lái chính đằng sau quyết định của OPEC hồi tháng mười một để cắt giảm sản lượng – đã tăng xuất khẩu sang Trung Quốc thêm 18,9 phần trăm tương đương với 1,18 triệu thùng dầu mỗi ngày trong tháng 1 so với cùng kỳ năm trước.
Con số này cũng cao hơn tới 40 phần trăm so với 841.000 thùng dầu mỗi ngày mà Trung Quốc đã nhập khẩu từ Saudi Arabia trong tháng mười hai.
Điều này nói lên rằng Saudi Arabia đã có nhiều nỗ lực quyết tâm để giữ khách hàng chủ chốt ở châu Á, và cắt giảm nguồn cung tới những người mua khác ở nơi khác, ít quan trọng của thế giới.
Tuy nhiên, có một yếu tố nữa để xem xét: số liệu hải quan Trung Quốc cho chúng ta biết mỗi thùng dầu đến từ đâu, nhưng nó không cho chúng ta biết thùng dầu đó đã được vận chuyển khi nào.
Có thể là nhập khẩu từ Ả Rập Saudi gia tăng vào tháng 1 một phần có liên quan đến những thùng được lấy từ kho dự trữ để giao hàng, khi các thương nhân phản hồi lại sự thắt chặt dự kiến của thị trường và sự dịch chuyển của đường cong dầu kỳ hạn từ contango sang backwardation.
Tuy nhiên, ngay cả khi một số thùng đến từ kho dự trữ liên quan đến thương mại thì nó vẫn rõ ràng rằng Trung Quốc đang cảm thấy nguồn cung của nước này bị hạn chế bởi các nước cam kết cắt giảm sản lượng.
Nhập khẩu từ Nga tăng 36,5 phần trăm trong tháng 1 so với cùng kỳ năm 2016 lên tương đương với 1,08 triệu thùng dầu mỗi ngày, trong khi lượng dầu nhập từ Angola đã tăng 63,5 phần trăm lên 1,16 triệu thùng mỗi ngày.
Các nước sản xuất thành viên OPEC khác cũng chứng kiến thị phần xuất khẩu của họ tới Trung Quốc tăng hơn so với tháng 1, với Iraq tăng 43,2 phần trăm và Venezuela tăng 80,1 phần trăm.
Những người thua cuộc trong số các nhà cung cấp lớn là Iran, với xuất khẩu tới Trung Quốc giảm 1,3 phần trăm trong tháng 1, và United Arab Emirates (UAE), có lượng xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 15,5 phần trăm.
KHỐI LƯỢNG XUẤT KHẨU TỚI CHÂU Á TĂNG, GIÁ CŨNG VẬY
Chuyển sang Ấn Độ, nhập khẩu của nước này từ Saudi Arabia đã lên đến 925.700 thùng dầu mỗi ngày trong tháng 1, tăng 36,1 phần trăm so với tháng Mười Hai và giảm 1,4 phần trăm so với cùng kỳ năm 2016.
Ấn Độ cũng đã nhập khẩu nhiều hơn vào tháng 1 so với tháng mười hai từ Iran (tăng 1,5 phần trăm), Iraq (tăng 2,1 phần trăm) và Angola (tăng 60,2 phần trăm).
Tuy nhiên, nhập khẩu từ UAE đã giảm 8 phần trăm và từ Kuwait giảm 41,4 phần trăm, mặc dù quốc gia đó không phải là một nhà cung cấp chính cho Ấn Độ.
Tại Nhật Bản, nước nhập khẩu dầu lớn thứ ba châu Á, khối lượng mua từ nhà cung cấp hàng đầu Saudi Arabia đã giảm xuống 1,3 triệu thùng dầu mỗi ngày trong tháng 1 từ 1,43 triệu thùng của tháng 12, nhưng vẫn còn cao hơn 11,8 phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhập khẩu từ nhà cung cấp thứ hai của Nhật Bản, UAE, giảm từ 884.057 thùng dầu mỗi ngày trong tháng mười hai xuống còn 752.973 thùng dầu mỗi ngày trong tháng 1, trong khi nhập khẩu từ Nga đã tăng lên 214.498 thùng dầu mỗi ngày từ 194.285 thùng của tháng mười hai.
Cũng đáng chú ý là tổng nhập khẩu tháng một của Nhật Bản là 3,315 triệu thùng dầu mỗi ngày, thấp hơn 349.000 thùng dầu mỗi ngày so với 3,664 triệu thùng/ngày của tháng Mười Hai.
Nhìn chung, nhập khẩu từ Saudi Arabia hồi tháng 1 từ ba thị trường nhập dầu lớn nhất châu Á đã tăng lên 3,41 triệu thùng dầu mỗi ngày từ 2,947 triệu thùng trong tháng mười hai, tăng vọt 15,2 phần trăm.
Điều đó cho thấy khu vực châu Á không bị ảnh hưởng nhiều bởi việc cắt giảm sản lượng của OPEC và các đồng minh ít nhất là cho tới bây giờ.
Tác động chính được cảm nhận thông qua giá cả cao hơn, với số liệu hải quan Trung Quốc cho thấy rằng chi phí của một thùng dầu từ Saudi tăng lên tương đương với 53,77 USD trong tháng 1 từ 45,20 USD hồi tháng mười hai.
Đây là một mức tăng mạnh hơn nhiều so với chi phí tổng thể dầu của Trung Quốc, tăng lên 52,20 USD một thùng trong tháng 1 từ 46,30 USD của tháng mười hai.
Giá cả cũng có thể sẽ là động lực chính của sự thay đổi trên thị trường dầu mỏ châu Á, người mua đang bị lôi kéo chuyển việc mua từ OPEC và các nhà sản xuất đồng minh sang những nước không tham gia thỏa thuận hạn chế sản lượng, chẳng hạn như Hoa Kỳ.
Trung Quốc đã nhập khẩu 1,88 triệu thùng dầu thô từ Mỹ trong tháng 1, tương đương với một tàu chở dầu siêu lớn. Cả năm ngoái, Trung Quốc đã nhập khẩu tương đương với hai tàu chở dầu siêu lớn từ Hoa Kỳ.
Nếu dầu của Hoa Kỳ có thể cạnh tranh về giá với các lô hàng từ Trung Đông, thì nó có thể lôi kéo các nhà máy lọc dầu Trung Quốc mua nhiều hơn, đặc biệt là nếu cắt việc cắt giảm sản lượng của OPEC làm giảm lượng dầu tích trữ và bắt đầu hạn chế các lô hàng giao ngay.
Đối với OPEC và Nga, câu hỏi cuối cùng có thể trở nên quyết định liệu họ có thể tiếp tục cung cấp tới Châu Á và duy trì thị phần tương đối của họ, trong khi vẫn phải thực hiện thỏa thuận để giữ giá dầu có xu hướng đi lên.
Nguồn tin: xangdau.net