Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Liệu các nhà sản xuất dầu có còn lại bất còn lựa chọn thúc đẩy giá dầu nào hay không? Năm chiến lược có khả năng

 

Hôm Chủ nhật, OPEC+ đã thông qua một thỏa thuận lớn để cắt giảm 9,7 triệu thùng dầu mỏ một ngày, trong khi các nhà sản xuất khác được cho là sẽ cắt giảm thêm. Thỏa thuận này được ca ngợi là “mang tính lịch sử,” do một lượng lớn dầu mà tổ chức đã đồng ý cắt giảm nguồn cung bắt đầu từ tháng Năm, nhưng thị trường dầu đã có một quan điểm khác.

Thị trường dầu đã đóng cửa hôm Chủ Nhật khi thông báo được đưa ra và nhiều thị trường vẫn đóng cửa vào Thứ Hai cho lễ Easter Monday, nhưng giá dầu không tăng từ kết quả của thỏa thuận. Trên thực tế, giá đã giảm sau đó trong tuần, cho thấy sự thiếu tự tin của thị trường trước thông báo cắt giảm lớn đó.

Liệu các nhà sản xuất có còn bất kỳ thủ thuật nào còn lại để thử và làm tăng giá dầu? Hãy cùng xem xét một số chiến lược có thể, thậm chí là khó xảy ra nhất.

Trò chơi Đổ lỗi

Cố gắng khôi phục niềm tin thị trường của các quốc gia sản xuất bằng cách đổ lỗi cho sự lãnh đạo hiện tại và loại bỏ họ cho vị trí của họ. Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể thay thế bộ trưởng năng lượng của ông, Alexander Novak, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy ông thất vọng với Novak.

Vua Saudi Salman có thể đổ lỗi cho bộ trưởng dầu mỏ (và là một trong những người con trai của ông), Hoàng tử Abdulaziz, người đứng đầu chính sách sản xuất quá mức và hạ giá vào đầu tháng 3. Tương tự như vậy, OPEC có thể đổ lỗi cho Tổng thư ký OPEC hiện tại, Mohammed Barkindo, và sa thải ông.

Nếu được giới thiệu đến các thị trường như một sự điều chỉnh trong tính lãnh đạo và chính sách, nó có thể giúp tăng giá một chút và ổn định tình hình. Đã có nhiều đổ lỗi cho Saudi Arabia cho tình hình hiện tại do quyết định tăng cường sản xuất lên 12 triệu thùng/ngày, vì vậy đổ lỗi và sa thải Hoàng tử Abdulaziz có thể khôi phục một số niềm tin đã mất đối với cam kết ổn định giá dầu.

Tạo Căng thẳng Quân sự

Tạo căng thẳng quân sự hoặc xung đột trong khu vực sản xuất dầu. Động thái này không được đảm bảo sẽ làm tăng giá khi các vụ bắt giữ và phá hoại tàu chở dầu ở khu vực Vịnh Ba Tư đã không làm được gì nhiều để vực dậy giá cả trong thời gian gần đây, nhưng trên lý thuyết nó có thể giúp tăng giá.

Trên thực tế, hôm thứ Ba, một tàu chở dầu thuộc sở hữu của Trung Quốc ở Vịnh Oman hướng tới cảng ở Jubail, Saudi Arabia được báo cáo đã bị tấn công bởi những người có vũ trang và lái về phía Iran.

Tuy nhiên, vụ việc đã không dẫn đến bất kỳ thông báo nào từ các thị trường, bởi vì họ đang bận tâm và con tàu rõ ràng đã được giải gióng một thời gian ngắn sau đó. Tuy nhiên, vụ việc sẽ nhắc nhở các thương nhân rằng những căng thẳng chính trị và quân sự đã tồn tại trước thảm họa coronavirus vẫn đang diễn ra.

Tăng Công suất Tích trữ Toàn cầu

Các nhà sản xuất lớn (và có thể là các nhà nhập khẩu muốn mua để lưu trữ) có thể hợp tác và thúc đẩy mạnh mẽ và nhanh chóng tăng dung lượng lưu trữ toàn cầu. Các nhà sản xuất có thể làm việc với các nhà nhập khẩu để tạo điều kiện xây dựng các cơ sở lưu trữ mới, kết hợp với các thỏa thuận thuận lợi về việc mua dầu để lấp đầy chúng.

Các quốc gia như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Saudi có khả năng làm điều này. Xây dựng các cơ sở lưu trữ, đặc biệt là ở các nước nhập khẩu như Trung Quốc và Ấn Độ, có thể giúp tăng con số nhu cầu cho tháng 5, tháng 6 và sau đó cũng như giảm bớt nỗi lo về một cuộc khủng hoảng lưu trữ dầu được dự báo đang đè nặng lên giá dầu.

Các nước nhập khẩu sẽ chỉ làm điều này nếu họ có được một thỏa thuận rất tốt về dầu, nhưng nó có thể đáng giá cho các nhà sản xuất cho thấy nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng. Vấn đề là không có quá nhiều để kiếm tiền ngay lập tức, mà là để cải thiện con số nhu cầu.

Tự Hy sinh

Một hoặc nhiều nhà sản xuất chuyên quyền lớn thực hiện một sự hy sinh. Một sự hy sinh từ một hoặc nhiều nhà sản xuất hàng đầu có thể gây sốc cho thị trường đưa đến giá cao hơn nếu nó kéo theo việc cắt giảm thêm 2 đến 5 triệu thùng cho mỗi quốc gia tham gia. Tình huống này sẽ phải đến từ một quốc gia có khả năng hợp pháp để ủy thác cắt giảm trên toàn quốc thông qua một văn phòng tập trung.

Đó sẽ là một quốc gia như Saudi, Nga hoặc Iraq. Đó là một viễn cảnh không thể xảy ra, và một kịch bản sẽ chỉ xuất phát từ sự tuyệt vọng đối với một quốc gia cần thấy giá cao hơn và thể hiện sức mạnh của chính mình trên thị trường.

Nhưng một đất nước như vậy sẽ phải chịu thiệt hại trong khi các đối thủ của nó được hưởng lợi, và không ai muốn làm điều đó. Hơn nữa, với các phản ứng mờ nhạt của thị trường đối với việc cắt giảm hôm Chủ nhật, đó sẽ là một động thái rủi ro.

Lưu ý: tùy chọn này sẽ không giống như kịch bản mà Venezuela đã buộc phải cắt giảm mạnh sản xuất trong vài năm qua. Trong khi một số nước sản xuất sẽ đối mặt với các vấn đề ngân sách nghiêm trọng trong những tháng tới, không có dấu hiệu nào cho thấy họ đang bị đe dọa sụp đổ kinh tế kiểu Venezuela.

Buộc Chấm dứt Phong tỏa

Cuối cùng, các nước sản xuất có thể thúc đẩy các quốc gia tiêu thụ lớn tuyên bố chấm dứt các chính sách khiến nền kinh tế của họ bị khóa. Những chính sách này, được thiết kế để giảm thiểu sự lây lan của coronavirus, đã phá hủy nhu cầu dầu mỏ khi hàng tỷ người đã ngừng đi lại, làm việc, sản xuất và đi du lịch.

Điều này có thể đi ngược lại với lời khuyên của một số chuyên gia y tế và dịch tễ học, nhưng có rất nhiều chuyên gia của các nước sản xuất này có thể tuyên bố chấm dứt để hỗ trợ cho sự trở lại nhanh chóng với đời sống kinh tế.

Những lựa chọn duy nhất

Đây là những lựa chọn còn lại cho các nhà sản xuất tuyệt vọng. Một tháng rưỡi trước, không ai ngờ giá sẽ thấp thế này. Nếu giá cả không hồi phục sớm, các vấn đề của nhà sản xuất sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn. Ngân sách quốc gia sẽ bị cắt giảm, nợ sẽ chồng chất và sa thải sẽ tăng lên. Nếu không thì họ có thể chờ đợi và cầu nguyện.

Nguồn: xangdau.net/investing

ĐỌC THÊM