Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Liên minh giữa các nhà máy lọc dầu teapot Trung Quốc làm giảm bớt sự cạnh tranh

Các nhà phân tích nói rằng liên minh giữa các nhà máy lọc dầu tư nhân ở Sơn Đông sẽ giúp các nhà máy tinh chế teapot này tăng cường khả năng đàm phán và cắt giảm cạnh tranh không lành mạnh trong bối cảnh công suất dư thừa trong ngành công nghiệp này.

Một số teapot ở Sơn Đông đã thành lập một tập đoàn lọc dầu gần đây với vốn đăng ký lên đến 90 tỷ nhân dân tệ (13,67 tỷ USD). Hình thức này sẽ kết hợp các nhà máy lọc dầu tư nhân lớn nhất của Trung Quốc, còn được gọi là teapot, cũng như phối hợp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu dầu thô và đầu tư.

Khối liên kết này sẽ bao gồm tổng cộng 16 công ty, với 8 công ty đã đầu tư 33,2 tỷ NDT vào liên doanh này.

Các công ty này bao gồm Shandong Dongming Petrochemical Group, teapot lớn nhất Trung Quốc. Công ty này nắm giữ 22,63% cổ phần, tiếp theo là Blue Economy Zone Industrial Fund nắm giữ 22,59% và Shandong Tianhong Chemical Company, công ty con của Wanda Petrochemical Group, nắm giữa 13,29%.

Tỉnh duyên hải này chiếm hơn 70% các nhà máy lọc dầu tư nhân của Trung Quốc, phần lớn là thuộc sở hữu của tư nhân.

Li Li, giám đốc nghiên cứu năng lượng tại ICIS China, một công ty tư vấn cung cấp các phân tích về thị trường năng lượng, cho biết, liên minh này nhằm tìm kiếm thị phần tốt hơn; tình hình hiện tại, với sự cạnh tranh khốc liệt trong kinh doanh và năng lực tinh chế dư thừa, là lý do trực tiếp của việc hình thành liên minh này.

Cô cho biết việc thành lập liên doanh là để thúc đẩy hợp tác hơn nữa của các nhà máy tinh chế tư nhân rải rác, tối ưu hóa việc thu mua nguyên liệu, phân phối hậu cần, lưu thông quỹ và chất lượng sản phẩm, tất cả đều giúp tạo ra một lực lượng có năng lực và khả năng cạnh tranh hơn.

Các teapot đang trở thành lực lượng quan trọng trong ngành công nghiệp này, đặc biệt là từ năm 2015, khi chính quyền trung ương cấp phép hạn ngạch nhập khẩu dầu thô cho các nhà máy tinh chế tư nhân.

Kể từ đó, các nhà máy này đã nhập khẩu một lượng lớn dầu thô từ nước ngoài, bao gồm Trung Đông, Mỹ Latinh, Nga và Mỹ, gây ảnh hưởng lên thị trường dầu mỏ và đóng góp khoảng một phần tư công suất tinh chế của Trung Quốc.

"Khối liên kết này sẽ đóng vai trò là đối thủ của hai nhà máy lọc dầu quốc gia trong nước, cụ thể là China National Petroleum Corp và China Petroleum and Chemical Corp," cô Li nói.

“Tuy nhiên, nếu xét đến công suất dư thừa liên tục trong ngành này, thì gần như không thể để tập đoàn lọc dầu tư nhân  này sẽ làm xáo trộn vị thế của hai nhà sản xuất năng lượng và hóa học khổng lồ này.”

Zhang Liucheng, phó chủ tịch của Shandong Dongming, cho biết ngành lọc dầu ở nước này đang được tăng cường và sự cạnh tranh ngày càng tăng đã làm trầm trọng thêm những khó khăn tài chính của ngành công nghiệp.

Với doanh thu hơn 88,6 tỷ nhân dân tệ năm ngoái, Shandong Dongming là teapot  lớn nhất của Trung Quốc. Doanh thu của tất cả các teapot ở Sơn Đông vượt quá 492,5 tỷ nhân dân tệ.

Những năm gần đây đã chứng kiến ​​sự cạnh tranh gay gắt trong ngành lọc dầu của Trung Quốc, với sự tăng trưởng công suất tinh chế liên tục vượt trội tăng trưởng nhu cầu.

Các nhà phân tích dự đoán rằng sự dư thừa nhiên liệu tinh chế có thể kéo dài trong nhiều năm, một phần là do nhu cầu chậm lại trong nước và công suất lọc dầu lọc mạnh mẽ.

Wang Lu, một nhà phân tích dầu và khí đốt châu Á-Thái Bình Dương tại Bloomberg Intelligence, dự báo tăng trưởng chậm hơn trong ngành lọc dầu trong 5 năm tới vì các nhà máy tinh chế đang điều chỉnh lắp ghép để sản xuất các loại nhiên liệu có chất lượng cao hơn với hàm lượng lưu huỳnh ít hơn, do đó cắt giảm ô nhiễm.

Việc cắt giảm công suất thừa vẫn là thách thức lớn nhất đối với các nhà máy lọc dầu, do công suất tinh chế bổ sung đang được xây dựng mở rộng, bà nói.

Nguồn: xangdau.net/China Daily

ĐỌC THÊM