Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Liên minh Ả rập Xê út và Nga có thể đánh dấu một kỷ nguyên mới cho dầu

Ả rập Xê út và Nga có thể chính thức hóa một quan hệ đối tác chiến lược kéo dài vô thời hạn, có khả năng đánh dấu một kỷ nguyên mới cho thị trường dầu mỏ.

Trong một cuộc phỏng vấn bao trùm nhiều vấn đề với TASS, Bộ trưởng dầu mỏ Saudi Khalid al-Falih nói rằng ông hy vọng sẽ thành lập một cơ quan điều hành OPEC+ chính thức, bao gồm một Ban Thư ký, có thể đặt trụ sở tại Vienna. Đề xuất này có thể được hoàn thành vào tháng 12.

Cho đến nay, OPEC + là một nhóm không chính thức, hoặc ít nhất là một nhóm tạm thời, mục đích là để giải quyết vấn đề dư cung xuất hiện sau vụ sụp đổ thị trường giai đoạn 2014-2016.

Trong tháng 6 vừa qua, gần như cả nhóm đã tuyên bố nhiệm vụ được hoàn thành, làm giảm mục tiêu sản xuất xuống bằng cách đồng ý tăng sản lượng chung lên thêm 1 triệu thùng/ngày. Nếu không có nhu cầu cấp bách để cân bằng thị trường, thì mục đích của thỏa thuận OPEC + sau cuộc họp tháng Sáu đã bắt đầu trở nên không rõ ràng.

Al-Falih muốn phối hợp một cơ cấu quản lý chính thức sẽ chủ trì về việc hợp tác thị trường dầu mỏ trong tương lai. “Chúng tôi muốn ký một thỏa thuận hợp tác mới không giới hạn. Thỏa thuận đó không hết hạn sau năm 2020 hoặc 2021. Chúng tôi sẽ để ngỏ nó, ”al-Falih nói với TASS. Ông nói rằng mục đích của OPEC + sẽ không nhằm vào một mục tiêu sản xuất cố định, mà là để phối hợp các mức sản xuất khi họ thấy phù hợp.

Nhưng, tất nhiên, đây luôn là nhiệm vụ của OPEC. Mục tiêu của việc thiết lập một cơ quan OPEC + thường trực đặt ra nhiều câu hỏi về chuyện gì được cho là sẽ xảy ra với OPEC. Al-Falih cho rằng OPEC + có thể “hợp tác chặt chẽ với OPEC.” Điều này có vẻ như khó hiểu, bởi vì tất cả các thành viên OPEC đều nằm trong OPEC +, trong khi OPEC+ là bao gồm thêm một số các quốc gia khác. Hai cơ quan này sẽ tương tác như thế nào và chúng sẽ chồng chéo lên nhau đến mức độ nào? Điều đó vẫn còn chưa rõ.

Nhưng một điều chắc chắn là có phần nào đó sự thay đổi trong sự bảo vệ, khi OPEC dọn đường cho một cơ cấu quản lý bị chi phối bởi chỉ hai nước. Ảrập Xêút có vẻ muốn từ bỏ sự chống đối khi làm việc với hơn một chục quốc gia để xây dựng sự đồng thuận, thay vào đó họ muốn có một đồng chủ tịch với Nga hơn.

"Tôi nghĩ, Nga sẽ phải nắm quyền lãnh đạo," al-Falih trả lời khi được hỏi về việc ai sẽ là động lực đằng sau việc thành lập một Ban thư ký OPEC + được chính thức hóa. "Nga là một nước có tiếng nói cả về mặt sản xuất lẫn về ảnh hưởng chính trị. Vì vậy, quyền lãnh đạo của Nga đối với OPEC + là không thể chối cãi. Đó là lý do tại sao tôi hy vọng Nga sẽ đóng một vai trò quan trọng. ”

Những nước còn lại trong OPEC, hoặc OPEC + về vấn đề đó, không còn có tầm ảnh hưởng như họ đã từng có. Một số thành viên OPEC chịu sự bất ổn và mức sản xuất dễ biến động, một số đang chịu trách nhiệm về việc giảm sản lượng. Ngoài Kuwait và UAE, không ai khác có khả năng bổ sung thêm hay bỏ bớt nguồn cung ra khỏi thị trường dựa trên các tính toán chiến lược hoặc chính trị. Chỉ có hai thành viên này là đang cố gắng để sản xuất càng nhiều càng tốt.

Al-Falih thậm chí còn ám chỉ đến thực tế rằng hầu hết sức mạnh để thao túng điều kiện thị trường dầu mỏ đều tập trung ở Ả Rập Xê Út và Nga. Ông cho biết OPEC mới + trên danh nghĩa vẫn sẽ vẫn tuân theo triết lý “một quốc gia, một tiếng nói”, nhưng ông dường như cũng gợi ý rằng hai nhà sản xuất lớn nhất của nhóm sẽ thực sự chịu trách nhiệm. “Vâng, cuối cùng chúng tôi muốn mọi người cùng tham gia. Nhưng kinh nghiệm của tôi là các nước như Nga và Ả Rập Xê Út có quy mô lớn hơn và tầm ảnh hưởng lớn hơn nên xét cho cùng sẽ có tiếng nói hơn, ”al-Falih nói. "Bởi vì mọi người biết rằng nếu chúng tôi đồng ý cắt giảm năm phần trăm, như chúng tôi đã làm, thì khối lượng của chúng ta là rất lớn ... Vì vậy, khi chúng ta ngồi vào bàn thương lượng, tiếng nói của chúng tôi có trọng lượng hơn." Ông thậm chí còn cho rằng việc bỏ phiếu chính thức sẽ không thực sự là tâm điểm, mà chính là việc "thuyết phục" các thành viên khác.

Vì vậy, OPEC + có gì trong kho trong vài tháng tới? Trong ngắn hạn, ngay cả khi nhiều người trong thị trường dầu mỏ lo lắng về tình trạng thiếu hụt nguồn cung khi sản lượng Iran bị cắt, al-Falih đã để mắt đến các rủi ro về nhu cầu. Ông nhấn mạnh rằng đồng đô la mạnh kết hợp với sự suy yếu của đồng tiền ở các thị trường mới nổi có thể làm giảm nhu cầu. Suy thoái kinh tế toàn cầu nói chung có thể làm chậm sức tiêu thụ. Ông cũng lo ngại về sự sụt giảm và ngừng hoạt động ở một số nước trong và ngoài OPEC, bao gồm Venezuela, Iran, Mexico, Libya và Nigeria, điều này sẽ đòi hỏi hành động từ Saudi Arabia. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng từ đá phiến của Mỹ vẫn còn không chắc chắn.

Với quá nhiều tín hiệu lẫn lộn, quỹ đạo của thị trường dầu mỏ chưa rõ ràng. Vì vậy, al-Falih muốn có một cách tiếp cận chờ đợi và xem xét. Thực vậy, một báo cáo OPEC nội bộ cho thấy nhóm đang lo lắng về một vụ mùa ảm đạm trong mùa đông này. Khi các nhà máy lọc dầu bước vào giai đoạn bảo trì, nhu cầu dầu thô có thể hạ nhiệt, điều này có thể dẫn đến sự gia tăng hàng tồn kho. Tồn kho tăng trong bối cảnh "sản xuất dầu thô của Mỹ có xu hướng đi lên, có thể là một yếu tố làm giảm giá dầu trong vài tuần tới," báo cáo của OPEC cho biết, theo Wall Street Journal.

“Nếu nguồn cung quá nhiều, chúng ta nên cắt. Nếu nguồn cung thiếu, chúng ta phải có khả năng đáp ứng. Chúng tôi muốn làm điều đó một cách phối hợp. Chúng tôi không muốn gây bối rối và gây ngạc nhiên cho thị trường, ”ông nói với TASS.

Một câu hỏi khác liên quan đến thị trường là quy mô chính xác của công suất dự phòng toàn cầu. Al-Falih cho biết Saudi Arabia có công suất dự phòng 1,3 triệu thùng/ngày, giả định mức sản xuất hiện tại là 10,7 triệu thùng/ngày. Saudi Arabia chưa bao giờ chứng minh sản lượng bền vững khoảng 10,6 triệu thùng/ngày, do đó khả năng sản xuất lên tới 12 triệu thùng/ngày vẫn chưa được minh chứng.

“Tôi có thể nói rằng chúng tôi có thể tăng lên, nếu cần thiết, đến 12 triệu triệu thùng/ngày. Điều này tôi có thể đảm bảo, ”al-Falih phát biểu.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM