Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Lịch sử giá dầu thế giới và ...

Lịch sử giá dầu và toan tính của những "ông lớn"
Giá dầu tăng - giảm luôn ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình phát triển, giá cả hàng hoá, an ninh xã hội của bất cứ quốc gia nào. Lịch sử giá dầu phát triển ra sao và trong đó ngầm chứa những toan tính nào của những "ông lớn" ngành dầu mỏ? Giai đoạn hậu chiến tranh thế giới (1947 - 1971):
Từ năm 1948 đến cuối những năm 1957: Giai đoạn này chứng kiến sự ổn định của giá dầu. Giá dầu nằm trong khoảng từ 2,50 USD đến 3,00 USD. Giá dầu tăng từ 2,5 USD năm 1948 lên 3 USD năm 1957, nếu tính theo giá 2006, thì tương ứng là 17 USD và 18 USD.
Từ năm 1958 đến 1971: Giá dầu ổn định ở mức khoảng 3 USD/thùng (17 USD theo giá 2006).
Giai đoạn bất ổn 1972 - 1981:
Từ năm 1972-1974: Vào năm 1972, giá dầu thô vào khoảng 3USD/thùng và cuối năm 1974 đã tăng gấp 4 lần lên 12 USD. Cuộc chiến The Yom Kippur War bắt đầu bằng một cuộc tấn công vào Israel bởi Syria và Ai cập vào ngày 5/10/1973. Mỹ và nhiều nước phương tây khác đã ủng hộ Israel.
Từ năm 1975 đến 1978: giá dầu thế giới không biến động nhiều, giao động quanh mức từ 12,21 USD đến 13,55 USD. Khi tính cả lạm phát thì giá dầu thế giới trong giai đoạn này đã giảm nhẹ.
Từ 1979 đến 1981: Các sự kiện xảy ra ở Iran và Iraq năm 1979, 1980 đã dẫn tới một chu kỳ tăng giá tiếp theo của giá dầu. Cuộc cách mạng hồi giáo ở Iran đã gây nên tổn thất khoảng 2 đến 2,5 triệu thùng/ngày từ 11/1978 đến 6/1979.
Có thời điểm quá trình sản xuất dầu gần như đình trệ. Trong khi cuộc cách mạng ở Iran có vẻ là nguyên nhân dẫn tới sự tăng cao kỷ lục của giá dầu sau chiến tranh thế giới thứ 2, thực tế thì tác động ko nhiều mà chủ yếu là các sự kiện sau đó. Ngay sau cuộc cách mạng, sản lượng đã tăng lên 4 triệu/ngày.
Vào tháng 9/1980, Iraq tấn công Iran đang ở thế yếu. Đến tháng 11/1980, sản lượng của cả 2 nước là chỉ khoảng 1 triệu thùng/ngày thấp hơn năm trước đó 6,5 triệu thùng/ngày. Do đó sản lượng dầu thế giới thấp hơn 10% so với năm 1979. Cuộc cách mạng hồi giáo Iran và chiến tranh Iran-Iraq làm cho giá dầu tăng hơn 2 lần từ mức 14USD năm 1978 lên 35 USD/thùngnăm1981.
Giai đoạn 1981 - 1998:
Giai đoạn này gắn liền với sự can thiệp của OPEC vào giá dầu.
Giá dầu tăng cao trong giai đoạn 1979-1981 đã khiến sản lượng bên ngoài OPEC tăng mạnh. Từ năm 1980 đến 1986, sản lượng các nhà cung cấp ngoài OPEC tăng 10 triệu thùng/ngày. OPEC đã phải đối mặt với nhu cầu giảm xuống và cung cao hơn từ các nguồn ngoài tổ chức này.
Từ năm 1982 đến 1986: OPEC cố gắng áp đặt hạn mức sản xuất đủ thấp để bình ổn giá. Những nỗ lực này đã gặp thất bại liên tiếp khi rất nhiều thành viên của OPEC sản xuất vượt quá hạn mức. Trong suốt khoảng thời gian này, Ả rập xê út đại diện như là nhà sản xuất cơ động nhất có thể cắt giảm sản lượng nhằm nỗ lực cản sự xuống dốc của giá dầu.
Vào tháng 8/1985, Ả rập xê út đã từ bỏ vai trò này. Họ gắn giá dầu với thị trường giao ngay và tăng sản lượng từ 2 triệu thùng/ngày lên 5 triệu thùng/ngày vào đầu năm 1986. Giá dầu giảm dưới 15USD/thùng (theo giá năm 2006 là 20 USD) vào giữa năm 1986.
Mặc dù giá dầu giảm nhưng doanh thu của Ả rập xê út vẫn không đổi do sản lượng tăng đã bù đắp giá giảm. Vào tháng 12/1986, giá dầu đứng ở mức 18 USD/thùng.
Từ năm 1987 đến 1998: Giá dầu giảm từ mức 18 USD đầu năm 1987 xuống mức dưới 15 USD đầu năm 1988. Giá dầu tăng mạnh từ năm 1988 đến 1990 (đạt trên 20 USD/thùng) do OPEC duy trì mức sản lượng thấp và sự bất ổn gắn với cuộc tấn công của Iraq vào Kuwait khởi nguồn cho cuộc chiến tranh vùng vịnh.
Thế giới và đặc biệt là các nước Trung Đông đã có quan điểm cứng rắn hơn với Saddam Hussein khi tấn công Kuwait hơn là khi tấn công Iran. Tuy nhiên từ sau năm 1990, do OPEC tăng sản lượng liên tục và nhất là sau cuộc chiến vùng vịnh giải phóng Kuwait, giá dầu bước vào giai đoạn giảm giá liên tục và ở mức gần 15 USD năm 1994.
Chu kỳ giá sau đó lại tăng lên. Nền kinh tế Mỹ lớn mạnh và khu vực Châu á Thái Bình Dương tăng trưởng mạnh. Từ năm 1990 đến năm 1997, mức tiêu thụ dầu thế giới tăng 6,2 triệu thùng/ngày.
Mức tiêu thụ của các nước châu Á đóng góp 300.000 thùng/ngày cho mức tăng thêm đó và góp phần làm cho giá dầu tăng trở lại và tăng mạnh vào năm 1997. Sản lượng giảm sút của Nga cũng góp phần vào sự tăng giá dầu. Giữa năm 1990 và 1996, sản lượng của Nga giảm trên 5 triệu thùng/ngày.

Sự tăng lên của giá dầu không kéo dài được lâu và kết thúc vào năm 1998 khi OPEC đã làm ngơ hoặc đánh giá thấp tác động của khủng hoảng kinh tế châu Á.
Vào tháng 12/1997, OPEC tăng hạn ngạch thêm 2.5 triệu thùng/ngày (10%) lên 27,5 thùng/ngày có hiệu lực từ ngày 1/1/1998. Sự phát triển nhanh của các nền KT châu Á đã bị chặn lại. Vào năm 1998, tiêu thụ dầu của châu Á Thái Bình Dương đã giảm lần đầu tiên từ năm.1982.

Giá dầu rơi vào vòng xoáy giảm giá khi mà mức tiêu thụ thấp hơn đi liền với mức sản lượng cao hơn từ OPEC. Trước tình hình đó, OPEC đã cắt giảm hạn ngạch 1,25 triệu thùng/ngày vào tháng 4 và tiếp 1,335 triệu thùng/ngày vào tháng 7. Giá tiếp tục giảm hết tháng 12/1998 và đứng ở mức
12 USD/thùng.
 Giai đoạn 1999 đến 2003:
 
Giá dầu lại tăng lại vào đầu năm 1999 khi OPEC tiếp tục cắt giảm sản lượng thêm 1,719 triệu thùng/ngày vào tháng 4. Tính từ đầu năm 1998 đến đầu giữa 1999, sản lượng của OPEC đã giảm 3 triệu thùng/ngày và đã khiến giá dầu tăng lên trên 25USD/thùng.
Với vấn đề Y2K và sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ cũng như thế giới, giá tiếp tục tăng vào năm 2000 và đạt mức 35 USD vào tháng 10/2000 (mức cao nhất tính từ năm 1981). Giữa tháng 4 và 10/2000, OPEC 3 lần tăng hạn ngạch với tổng số 3,2 triệu thùng/ngày nhưng ko đủ để ngăn đà lên giá dầu. Giá dầu bắt đầu giảm khi OPEC tăng sản lượng thêm 500.000 thùng/ngày bắt đầu từ 1/11/2000.
Vào năm 2001, nền kinh tế Mỹ yếu đi và sự gia tăng sản lượng của các nước ngoài OPEC đã gây áp lực giảm giá dầu. Trước tình hình đó, OPEC một lần nữa liên tiếp cắt giảm sản lượng và tính tới ngày 1/9/2001, OPEC đã cắt giảm 3,5 triệu thùng. Nếu không có cuộc tấn công khủng bố vào ngày 11/9/2001, sự cắt giảm này của OPEC có thể đủ để làm cân bằng thậm chí là đảo ngược xu thế.
Trước cuộc tấn công khủng bố giá dầu đã sụt giảm. Giá dầu giao ngay theo tiêu chuẩn của các nhà trung gian Tây Texas Mỹ đã giảm 35% vào giữa tháng 11. Trong điều kiện bình thường, sự giảm giá dầu ở mức độ đó sẽ dẫn tới một đợt cắt giảm sản lượng của OPEC nhưng với điều kiện chính trị không phù hợp, OPEC đã hoãn việc cắt giảm thêm đến tận tháng 1/2002.
Sau tháng 1/2002, OPEC cắt giảm tiếp 1,5 triệu thùng/ngày và các nước ngoài OPEC cũng tham gia việc cắt giảm sản lượng trong đó có cả Nga với mức cắt giảm cam kết là 462.500 thùng/ngày. Điều này đã đem lại kết quả mong muốn của OPEC khi mà giá dầu tăng lên mức 25USD/thùng vào tháng 3/2002.
Vào giữa năm 2002, các nước ngoài OPEC đã khôi phục lại mức sản lượng đã cắt giảm tuy nhiên giá vẫn tiếp tục tăng và dự trữ dầu của Mỹ đạt mức thấp nhất trong 20 năm.
Vào thời điểm cuối năm, dư cung không còn là vấn đề. Cuộc đình công tại Venezuela đã khiến cho sản lượng dầu nước này giảm mạnh. Trước khi cuộc đình công diễn ra, Venezuela chưa bao giờ có thể khôi phục lại mức sản lượng trước đó và đứng ở mức thấp hơn 900.000 thùng/ngày so với mức kỷ lục 3,5 triệu thùng/ngày.
OPEC tăng sản lượng thêm 2,8 triệu thùng/ngày vào tháng 1 và tháng 2/2003. Vào ngày 19/3/2003, khi mà sản lượng dầu của Venezuela bắt đầu được khôi phục, cuộc tấn công quân sự vào Iraq đã nổ ra. Trong khi đó, trữ lượng dầu ở Mỹ và các quốc gia OECD vẫn ở mức thấp. Với sự phát triển mạnh của kinh tế, nhu cầu dầu từ Mỹ và các nước châu Á đã tăng một cách chóng mặt.
Sự giảm sản lượng ở Iraq và Venezuela được bù đắp bởi việc tăng sản lượng ở các thành viên khác tuy nhiên vẫn khiến cho mức sản lượng dầu tiềm năng có khả năng sản xuất giảm xuống. Vào giữa năm 2002, sản lượng dầu tiềm năng là 6 triệu thùng/ngày và giữa năm 2003 đã giảm xuống dưới 2 triệu thùng
 
Giai đoạn 2004 đến nay:
Nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới giai đoạn này là rất lớn (trên 80 triệu thùng/ngày) là nguyên nhân chính dẫn tới việc giá dầu vượt quá khoảng giá 40-50 USD/thùng. Một vài yếu tố quan trọng khác dẫn tới sự tăng lên của giá dầu đó là sự suy yếu của đồng USD và sự phát triển liên tục và nhanh chóng của các nền kinh tế châu á đi liền với sự tiêu thụ dầu của các quốc gia này.
Các trận bão nhiệt đới năm 2005 đã gây nên tổn thất cho hệ thống lọc dầu của Mỹ và các nước khác, cộng với việc chuyển từ việc sử dụng hỗn hợp Ête, Butila và Metal sang sử dụng công nghệ ethanol cũng đóng góp vào sự tăng giá dầu.

Một trong những lý do quan trọng nhất dẫn tới sự tăng lên của giá dầu đó là mức dự trữ dầu ở Mỹ và các nước tiêu thụ dầu khác. Trước khi sử dụng khả năng sản xuất thặng dư thì dự trữ dầu vẫn là một công rất tốt dùng để dự đoán giá dầu trong ngắn hạn.
Tuy nhiên OPEC đã không công bố công khai trong một vài năm do chính sách liên quan tới việc quản lý dự trữ dầu thô quốc tế. Một lý do mà OPEC cắt giảm sản lượng vào tháng 11/2006 và 2/2007 đó là việc dự trữ dầu của các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế .
Sự đột biến giá dầu thế giới có thể nói đạt mốc lịch sử nhất là 11/07/2008 khi giá dầu đạt đỉnh 147,27 $/thùng.  
Và tác động đến nền kinh tế thế giới
Cơn sốc giá dầu thường có tác động giống nhau tới các nền kinh tế: làm giảm tốc độ phát triển kinh tế và thậm chí dẫn tới suy thoái khi mà sản lượng nền kinh tế tăng trưởng âm; Làm tăng tỷ lệ lạm phát. Các hành động kìm hãm giá dầu của các nước nhập khẩu như tăng thuế tiêu thụ dầu sẽ làm lợi cho các nhà sản xuất dầu lớn hơn là cho chính phủ các nước này.

Theo tính toán của nhiều tổ chức thì nếu dầu tăng đều đặn trong một năm khoảng 10% sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của Mỹ và G7 khoảng 0,3-0,4% trong năm đó.
Rất nhiều cuộc suy thoái kinh tế trên thế giới khởi nguồn từ sự tăng giá của dầu:
Giai đoạn 1974-1975: Suy thoái kinh tế Mỹ và thế giới gây nên bởi sự tăng gấp 3 lần giá dầu sau cuộc chiến tranh Yom Kippur và sự cấm vận dầu liền theo đó.
Giai đoạn 1981-1982: Suy thoái kinh tế Mỹ và toàn cầu gây nên bởi sự tăng giá dầu sau cuộc cách mạng hồi giáo ở Iran năm 1979.
Giai đoạn 1990-1991: Suy thoái kinh tế Mỹ một phần do giá dầu tăng cao sau cuộc tấn công của Iraq vào Kuwait màu hè năm 1990.
Năm 2001: Suy thoái kinh tế Mỹ và toàn cầu một phần do sự tăng giá mạnh của giá dầu vào năm 2000 sau khủng hoảng năng lượng ở California và căng thẳng ở Trung Đông.
Giá dầu tăng mạnh từ năm 2007 đến nay (đạt mức kỷ lục 139,12 USD/thùng vào ngày 6/6/2008 và mức 136 USD/thùng ngày 13/06/2008 và mức đỉnh lịch sử của mọi thời đại là ngày 11/07/2008 giá dầu đạt 147,27$/thùng) đã khiến sản xuất công nghiệp Mỹ chỉ tăng 2,7% trong tháng 5,6 so với mức 4,8% năm ngoái. Nhật bản con số này tương ứng là 0,6% và 8,3%.
Các nước như Brazil, Hàn Quốc và Singapore chứng kiến mức tăng từ 1-4% cuả ngành công nghiệp trong khi con số này cùng kỳ năm ngoái là từ 12 đến 22%. Với châu Âu, sản xuất công nghiệp giảm 0,1%. Anh và Mexico, hai nước xuất khẩu dầu, giảm tương ứng 1,9% và 4,7%.

Tất cả các nền kinh tế lớn ngoài Mỹ thuộc Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế OECD cùng với Mêxicô chiếm 13,7% kim ngạch xuất khẩu của Mỹ. Các chỉ số tiêu biểu của các nền kinh tế OECD tính trong xu hướng 6 tháng đã tăng trưởng 7,5% vào đầu năm 2004, trong khi đó tháng 4/2008, các chỉ số này giảm 0,5%.
Như vậy rõ ràng giá dầu tăng cao đã ảnh hưởng tới rất nhiều nền kinh tế, làm giảm tốc độ tăng trưởng công nghiệp. Và các ngành công nghiệp đã có cơ chế tự điều chỉnh bằng việc giảm sản lượng và do đó giảm nhu cầu dầu.
Kết luận
sản lượng dầu các năm 1974, 1979, 1990 và 2000 đã dẫn tới sự tăng giá mạnh do cầu chưa kịp điều chỉnh.
Về phía cầu, khi cầu tăng lên, gần nhất là giai đoạn hồi phục kinh tế toàn cầu 2003-2004 sẽ dẫn tới sự tăng mạnh của giá dầu. Cung dầu là tương đối không co giãn trong ngắn hạn, trừ khi OPEC dư thừa công suất sản xuất rất lớn, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tăng lên.

Phản ứng phía cung phụ thuộc một phần vào quyết định sản lượng của OPEC: Mặc dù một vài quyết định của OPEC xuất phát từ những yếu tố chính trị (như trường hợp giá dầu tăng gấp 3 lần năm 1973 và sự cấm vận dầu); OPEC luôn nhận thức được rằng sự tăng lên của giá dầu sẽ đẩy nền kinh tế Mỹ và thế giới vào khủng hoảng và điều này sẽ quay ngược trở lại ảnh hưởng tới họ nếu như cuộc khủng hoảng dẫn tới sự giảm mạnh của giá dầu.
Các thành viên chính của OPEC với trữ lượng lớn có động cơ khuyến khích các nước nhập khẩu dầu không đầu tư quá nhiều vào sản xuất năng lượng vì điều này sẽ dẫn tới sự giảm phụ thuộc của các nước này vào dầu mỏ.
OPEC thường có hành động nhằm kiểm soát nguồn cung nhằm tránh sự tăng giá quá mức và lâu dài vì điều này sẽ quay trở lại ảnh hưởng xấu tới OPEC trong trung hạn, và hiện tại, công suất sản xuất dư thừa không quá lớn giữa các nước thành viên OPEC đã hạn chế khả năng kiểm soát giá.

Duy trì một liên minh kinh tế gắn kết là một điều khó khăn. Giá dầu tăng cao thúc đẩy sản xuất ngoài liên minh đồng thời giảm cầu. Mỗi thành viên của liên minh đều có động cơ để gian dối. Các thành viên lớn của liên minh sẽ không muốn cắt giảm sản lượng và chứng kiến thị phần của mình giảm sút nếu như họ cân bằng phần tăng thêm ngầm của các thành viên khác.
Tuy nhiên, giá dầu ngày càng không thể kiểm soát bởi hành động của tất cả các thành viên, mà bởi Ả rập xê út (sau đó là Tiểu Vương Quốc Ả rập Thống nhất). Hầu hết các nước thành viên OPEC khác sản xuất hết công suất và thường vượt qúa hạn ngạch quy định. Ả rập Xê út là nước duy nhất sản xuất thấp hơn nhiểu công suất thực tế.

(tổng hợp từ EURO Capital)
 
 

ĐỌC THÊM