Sau một tuần bị phong tỏa bởi một nhóm chiến binh, mỏ dầu lớn nhất Libya, Sharara, đã bị đóng cửa bởi một tuyên bố bất khả kháng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia. Reuters trích dẫn tuyên bố do NOC đưa ra, nói rằng việc sản xuất từ mỏ dầu này sẽ khôi phục lại khi “các thỏa thuận an ninh thay thế được đưa ra”.
Lệnh bất khả kháng này tiếp diễn sau tuyên bố bất khả kháng từ tuần trước, bao gồm xuất khẩu từ mỏ dầu bị phong tỏa, nơi bơm hơn 300.000 thùng/ngày, đóng góp gần một phần ba tổng sản lượng của Libya.
Các vấn đề mới nhất cho mỏ dầu này, vốn đã trở thành mục tiêu của một số gián đoạn sản xuất trong năm nay, đã bắt đầu một tuần trước. Các báo cáo ban đầu cho biết, những người chặn đường bao gồm các bộ lạc địa phương và các thành viên của Lực lượng bảo vệ cơ sở dầu khí Dầu khí (Petroleum Facilities Guards (PFG), cho đến hai năm trước, nhóm này đã nắm quyền kiểm soát bốn kho cảng xuất khẩu của Libya tại Oil Crescent, yêu cầu chính phủ thanh toán để cho phép xuất khẩu dầu thô, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất.
Đến xuối tuần, mọi thứ leo thang khi PFG đòi tiền từ chính phủ để dỡ bỏ lệnh phong tỏa ra khỏi mỏ dầu Sharara. Chủ tịch NOC khuyến cáo cách hành xử như vậy là không khôn ngoan.
Mustafa Sanalla nói rằng nếu Bộ Tài chính Libya trả tiền cho các phiến quân, điều này sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm sẽ gây nguy hại cho sự phục hồi kinh tế của Libya. Một ngày trước đó, Sanalla đã nói trong một lá thư gửi Thủ tướng Chính phủ Libya được Liên Hợp Quốc công nhận rằng nếu tiền chuộc được trả, NOC sẽ không khởi động lại sản xuất tại Sharara hay dỡ bỏ lệnh bất khả kháng tại kho cảng xuất khẩu Zawiya và nhà máy lọc dầu, nơi dầu thô từ Sharara đi tới, đặt chính phủ vào một tình thế cực kỳ khó khăn khi phải lựa chọn một trong hai.
Nguồn tin: xangdau.net