Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Libya đối mặt với thảm họa dầu mỏ khi mỏ dầu lớn nhất nước này bị đóng cửa

Libya đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng dầu lớn khi một nhóm bao gồm các bộ lạc địa phương và các thành viên của nhân viên bảo vệ của mỏ dầu chiếm giữ mỏ dầu lớn nhất nước này, Sharara. Reuters đưa tin mỏ dầu này đã đóng cửa vào Chủ nhật, dẫn lời các kỹ sư dầu khí làm việc tại nơi này. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia cho biết trong một tuyên bố được trích dẫn bởi S & P Global Platts rằng “hiện tại mỏ dầu này vẫn còn mở”.

Tuy nhiên, hôm 10/12, Reuters đã dẫn một tuyên bố từ NOC cho biết công ty đã tuyên bố bất khả kháng đối với việc xuất khẩu từ mỏ dầu Sharara.

Thế nhưng, sự nguy hiểm của việc đóng cửa vẫn còn nghiêm trọng như NOC thừa nhận trong tuyên bố của mình. "Việc ngừng hoạt động của mỏ dầu Sharara sẽ dẫn đến thiệt hại sản xuất là 315.000 thùng/ngày, với phản ứng dây chuyền 73.000 thùng/ngày tại El Feel do phụ thuộc vào nguồn cung cấp điện của Sharara", công ty cho biết thêm “nguồn cung tới nhà máy lọc dầu Zawiya cũng sẽ bị ảnh hưởng. Điều này sẽ tương đương với tổng tổn thất hàng ngày cho nền kinh tế Libya là 32,5 triệu đô la”.

Việc chiếm đóng mỏ dầu này xảy ra sau một đợt thời tiết khắc nghiệt đã gây ra lũ lụt và đóng cửa tạm thời cả bốn kho cảng xuất khẩu dầu ở Libya, làm giảm sản lượng của cả nước. Hiện tại, theo NOC, Libya sản xuất dầu thô với tốc độ hàng ngày là 900.000 thùng, giảm 300.000 thùng/ngày so với tháng trước. Tất cả các kho cảng xuất khẩu đã mở cửa trở lại nhưng việc đóng cửa Sharara sẽ khiến thực tế này ít nhiều không thích ứng với kế hoạch của Libya, để phục hồi sản xuất về mức trước chiến tranh, khi nó đạt ở mức 1,6 triệu thùng/ngày.

Tin xấu mới đây nhất từ ​​Libya đến khi quốc gia Bắc Phi này được miễn trừ khỏi việc cắt giảm sản lượng trong OPEC nhằm mục đích kiềm hãm sản lượng và hy vọng đảo ngược sự sụt giảm giá dầu vốn đã khiến các nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ lo lắng. Cho đến nay, quyết định cắt giảm 800.000 thùng/ngày từ sản xuất hàng ngày của OPEC cộng với 400.000 thùng/ngày nữa từ Nga và một số nhà sản xuất khác đã không có tác động đáng kể đến giá quốc tế, với sự cải thiện khiêm tốn hơn nhiều so với kỳ vọng ​​của OPEC.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM