Giá dầu thô đang bắt đầu tìm thấy đà tăng lên nhờ vào sản xuất chậm hơn dự kiến của Mỹ, cắt giảm sản xuất OPEC, kế hoạch giảm xuất khẩu của Saudi, cũng như các lệnh trừng phạt lên Venezuela và Iran.
Hợp đồng tương lai dầu thô Brent quốc tế đã tăng lên 66,93 đô la vào thứ Tư, tăng 0,4% hoặc 26 cent, từ mức chốt của phiên trước đó, Reuters đưa tin. Brent đã chạm mức cao mới năm 2019 là 67,39 USD/thùng vào thứ Hai.
Những con số này chỉ ra rằng mặc dù giá dầu vẫn thấp hơn nhiều so với mức cao 86 USD/thùng dầu Brent được nhìn thấy trong năm 2018, một vài yếu tố tăng giá đang khiến giá đi lên cao hơn.
Sản lượng nội đại Mỹ
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) trong Triển vọng năng lượng ngắn hạn mới nhất (STEO) đã hạ thấp kỳ vọng sản xuất dầu thô của Mỹ giảm 0,9% xuống còn 12,3 triệu thùng mỗi ngày (bpd) vào năm 2019. Trong khi mức sản xuất vẫn đang dao động gần mức cao mọi thời đại, việc điều chỉnh giảm các ước tính cho thấy tốc độ tăng trưởng sẽ chậm hơn so với dự kiến một tháng trước đó. Việc nới lỏng sản xuất này, mặc dù có vẻ nhỏ, đã làm tăng kỳ vọng cho những người hy vọng giá dầu sẽ tăng.
Cắt giảm sản xuất của OPEC+
Mười bốn thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã công bố trong báo cáo tháng 1 năm 2019 rằng họ đã giảm sản lượng xuống còn 30,8 triệu bpd, từ mức 31,6 triệu bpd của tháng 12. Điều này cho thấy cơ quan này thực hiện mục tiêu hợp tác giảm 812.000 bpd để bù đắp cho tình trạng dư cung trên thị trường dầu mỏ, khiến giá dầu giảm.
Saudi Arabia , UAE và Kuwait đang thực hiện những cắt giảm lớn nhất trong sản xuất để cân bằng cung-cầu trên thị trường dầu mỏ. Những cắt giảm sản xuất này dự kiến sẽ giữ nguyên cho đến khi OPEC gặp gỡ với liên minh10 quốc gia hợp tác (thường được gọi là OPEC +) vào tháng 4 năm 2019.
Cắt giảm xuất khẩu của Saudi
Một quan chức Saudi đã xác nhận kế hoạch nhằm giảm xuất khẩu dầu vào tháng 4 của Vương quốc Hồi giáo, một báo cáo của Reuters cho biết. Quan chức này nói rõ rằng Saudi có ý định cắt giảm xuất khẩu dầu thô xuống dưới 7 triệu bpd, trong khi vẫn duy trì sản lượng dưới mức 10 triệu bpd. Điều này chứng thực quan điểm của các nhà phân tích và chuyên gia, những người đã đưa ra ý kiến về khả năng cắt giảm xuất khẩu của Saudi. Mức giảm này của nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới này làm giảm tình trạng dư cung, giúp giá dầu thô nhích lên.
Các lệnh trừng phạt áp đặt lên Venezuela và Iran
Các lệnh trừng phạt được đặt ra bởi chính quyền Mỹ lên Venezuela và Iran cũng có tác động đến sản xuất và giá dầu. EIA trong dự báo mới nhất tuyên bố rằng họ đang theo dõi tác động của các lệnh trừng phạt này đối với giá dầu thô. Khi lệnh trừng phạt được áp dụng vào cuối tháng 1, sản lượng dầu của Venezuela đã chứng kiến mức giảm trung bình 50.000 bpd mỗi tháng. Sau khi áp dụng các biện pháp trừng phạt này, sản lượng dầu thô của Venezuela đã giảm 100.000 thùng mỗi ngày trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 2 năm nay. Bổ sung thêm vào điều này, sản xuất và xuất khẩu dầu ở Venezuela đã bị gián đoạn hơn nữa do cắt điện, vấn đề nguồn cung, cũng như xung đột chính trị.
Mặc dù mục tiêu chấm dứt hoàn toàn việc sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ Iran dường như là không thể, EIA tin rằng các biện pháp trừng phạt có khả năng đưa xuất khẩu dầu của Iran chỉ đạt 1 triệu bpd. Các biện pháp trừng phạt như vậy đối với Iran sẽ khiến giá dầu tăng vọt trong những năm qua. Tuy nhiên, với sản lượng của Mỹ vẫn ở mức cao nhất mọi thời đại và đang bổ sung nào nguồn cung thừa, tất cả các yếu tố kích hoạt này chỉ gây ra sự gia tăng nhẹ của giá dầu.
Nguồn: xangdau.net (theo AME Info)