Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Làm được điều này, Arập Xê út sẽ đẩy thế giới vào khủng hoảng

Trước những lời chỉ trích của Mỹ về sự mất tích của nhà báo Jamal Khashoggi, Arập Xê út đe dọa sẽ làm rối loạn thị trường dầu mỏ. Theo các chuyên gia, nếu Ryad gây loạn trên thị trường dầu mỏ vào lúc này, giá dầu sẽ tăng lên 200 USD/thùng và đẩy thế giới vào khủng hoảng. 

Tổng thống Donald Trump và Thái tử Arập Xê út Mohammed bin Salman

Vào tháng 9/2018, Arập Xê út khai thác 10,52 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), đủ để đóng một vai trò quan trọng trong thị trường toàn cầu với mức tiêu thụ gần 100 triệu thùng một ngày. Đặc biệt là Arập Xê út còn nắm trong tay tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Saudi Aramco, có thể đủ khả năng để chi phối thị trường dầu mỏ toàn cầu hiện nay.

IEA cho rằng nước này có thể sản xuất hơn 12 triệu thùng mỗi ngày, nhưng Arập Xê út muốn giữ chức năng điều tiết thị trường và tránh tình trạng dư thừa nguồn cung trên thị trường. Nhưng, trong quá khứ, Arập Xê út nhiều lần muốn pha trộn chính trị và kinh tế. Chính điều này khiến Ryad trở thành một nước khó chơi trong thị trường dầu mỏ", bà Caroline Bain, nhà phân tích tại Capital Economics nói với AFP.

Trong bối cảnh giá dầu đang vượt quá 80 Usd/thùng vì các biện pháp trừng phạt của Mỹ với dầu mỏ Iran và do nguy cơ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc, lời đe dọa của Arập Xê út có thể khiến “một thùng tăng lên mức 200 USD”.

Nhà báo Jamal Khashoggi của Arập Xê út bị mất tích

"Thị trường dầu mỏ toàn cầu, đang chuẩn bị cho một sự sụt giảm sản xuất của Iran, đã tính nhờ cậy Arập Xê út bù đắp cho sự mất mát trên. Nếu Arập Xê út ngừng tăng sản lượng của họ, giá dầu sẽ tăng lên", chuyên gia Bain nhận định.

Sự căng thẳng này nhắc nhở các nhà quan sát thị trường nhớ về cú sốc dầu mỏ năm 1973, khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), trong đó Arập Xê út là nước đứng đầu, từ chối xuất khẩu dầu sang những nước đã hỗ trợ Israel. Cuộc khủng hoảng năm 1973 đã tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu, cả về mặt sản xuất công nghiệp và chính sách tiền tệ, ở châu Âu và Hoa Kỳ.

Nhưng nếu theo dõi kỹ tình hình thị trường, người ta có thể thấy giá dầu đã không tăng quá cao trong những phiên gần đây. "Arập Xê út và Hoa Kỳ có một mối quan hệ chiến lược và phụ thuộc lẫn nhau", bà Bain giải thích. Nếu Arập Xê út giảm sản lượng khai thác, thị trường sẽ ngay lập tức bị ảnh hưởng, nhưng Ryad sẽ khó có thể bỏ qua đồng minh Mỹ, đặc biệt khi Vương quốc này đang tìm cách thu hút đầu tư nước ngoài để đa dạng hóa nền kinh tế.

Trong trường hợp xung đột với Hoa Kỳ, "Arập Xê út có thể sẽ chuyển sang chơi với Trung Quốc và Nga", Bjarne Schieldrop, một nhà phân tích tại SEB cho biết. "Nhưng có vẻ như căng thẳng Arập Xê út-Mỹ đã dịu bớt phần nào", ông Schieldrop cho biết.

Nguồn tin: petrotimes.vn

ĐỌC THÊM