Hôm thứ Sáu, giá dầu giảm hơn 2%, xóa đi mức tăng trong tuần.
Cuộc họp dự kiến giữa các bộ trưởng dầu mỏ của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác của họ từ các nước không thuộc OPEC ở Saint Petersburg là điều thiết yếu để các nhà sản xuất cố gắng cân bằng cung và cầu thị trường dầu.
Với OPEC đang tiến hành một cuộc chiến khó khăn để cân bằng cung cầu toàn cầu, quyết định đưa ra ngày hôm nay tại Ủy ban Giám sát Liên hợp Bộ trưởng (JMMC) có thể thiết lập hoặc phá vỡ giá cả đã giảm hơn 12% so với năm ngoái, các nhà phân tích thị trường dầu mỏ cho hay .
Cuộc họp hôm nay có ý nghĩa quan trọng hơn trong bối cảnh sự phục hồi của sản xuất dầu ở Nigeria và Libya (cả hai đều được miễn trừ khỏi hiệp định cắt giảm sản lượng) trong khi Ecuador tuyên bố rằng nước này không còn khả năng thực hiện yêu cầu cắt giảm sản xuất do tình hình kinh tế.
Mặc dù khó có thể các bộ trưởng sẽ vội vã cắt giảm sản lượng dầu hơn nữa hoặc chấm dứt sự miễn trừ giới hạn sản lượng cho một vài thành viên, nhưng chắc chắn họ sẽ cân nhắc các bước tiếp theo để hỗ trợ thị trường.
Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail bin Mohammed Faraj Al Mazrouei hôm thứ Sáu cho biết rằng ông dự đoán nguồn cung cấp toàn cầu sẽ bắt đầu thắt chặt vào nửa cuối năm khi nhu cầu tăng lên.
Al Mazrouei nói rằng UAE đã cam kết cắt giảm và hy vọng hiệp ước cắt giảm sản xuất sẽ có một tác động đáng kể trong quý ba và quý tư.
Vào tháng 12 năm 2016, Opec và một số nước không thuộc OPEC đã cam kết cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày giữa tháng 1 năm nay đến cuối tháng 3 năm 2018 nhằm giảm bớt tình trạng dư thừa dầu mỏ toàn cầu sau hơn hai năm giá thấp. Tuy nhiên, bất chấp thỏa thuận giá đã sụt giảm mạnh.
Hôm thứ Sáu, giá dầu giảm hơn 2%, sau khi Petro-Logistics, công ty theo dõi dự báo nguồn cung, cho biết sản lượng dầu của Opec sẽ tăng 145.000 thùng/ngày trong tháng 7, lên mức 33 triệu thùng/ngày.
Tin tức này đã gây sức ép lên giá dầu, đã được giao dịch trong vùng tích cực trong hầu hết phiên. Giá dầu thô Brent giao sau giảm 36 cent xuống còn 48,94 USD/thùng, trong khi dầu thô kỳ hạn WTI giao dịch ở mức 46,52 USD/thùng, giảm 40 cent.
Bộ trưởng Dầu của Kuwait Essam Al Marzouq cho biết việc tuân thủ cắt giảm sản lượng dầu của Opec và các nước không thuộc OPEC là tốt và cắt giảm sâu hơn là có thể.
Về khả năng cắt giảm thêm nữa để hỗ trợ giá dầu, bộ trưởng nói: "Mọi thứ đều mở".
Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait cũng đã thông báo rằng Libya và Nigeria có thể sớm được yêu cầu hạn chế sản xuất của họ. Cũng có những ý kiến cho rằng Saudi Arabia đang cân nhắc cắt giảm một triệu thùng dầu xuất khẩu để bù lại sự gia tăng sản lượng ở Libya và Nigeria.
Bộ trưởng Dầu mỏ Nga Alexander Novak cho biết Opec và các nhà sản xuất không thuộc Opec có khả năng mở rộng và cắt giảm sản lượng nếu tình hình thị trường dầu mỏ trở nên phức tạp hơn.
"Nếu cần thiết, chúng ta có thể gia hạn thỏa thuận, nếu cần thiết, chúng ta có thể tăng mức cần giảm hoặc ngược lại, chúng ta có thể giảm mức cắt giảm", Novak phát biểu bên lề một cuộc họp tại Hội nghị dầu khí thế giới gần đây ở Istanbul .
Các nhà phân tích cho biết sản xuất tăng ở Mỹ là nhân tố chính để đổ lỗi cho sự sụt giảm giá dầu.
Michael Lynch, chủ tịch của Strategic Energy & Economic Research, cho biết ông tin rằng cuộc họp hôm thứ Hai sẽ tập trung vào việc khuyến khích tất cả mọi người duy trì chiến lược này.
Trữ lượng dầu toàn cầu tăng thêm 720.000 thùng/ngày lên mức 97,46 triệu thùng/ngày trong tháng 6 do sản lượng tăng của OPEC và các nhà sản xuất không thuộc OPEC như Mỹ, Cơ quan Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cho biết trong một báo cáo.
Lukman Otunuga, nhà phân tích nghiên cứu tại FXTM, cho biết: Đây là một quý hai giao dịch có nhiều sự kiện quan trọng trong các thị trường dầu mỏ, với hàng hóa vẫn đang chịu áp lực bởi cung quá mức vẫn là một chủ đề nổi bật. "Các chuỗi sự kiện gần đây liên quan đến Opec và hành động giá dầu nói chung đặt ra câu hỏi liệu nhóm này có bị mất thị trường dầu mỏ toàn cầu hay không."
"Tôi tin rằng nguy cơ gia tăng sản xuất từ Nigeria và Libya sẽ cản trở những nỗ lực của các nước còn lại để tái cân bằng thị trường có thể thúc đẩy Opec yêu cầu giới hạn sản xuất từ cả hai nước này tại cuộc họp ngày hôm nay," Otunuga nói.
Norbert Rücker, giám đốc nghiên cứu hàng hóa, Julius Baer, nói rằng với nguồn cung thừa dai dẳng đang phủ đám mây lên thị trường dầu, mọi cặp mắt đang đổ dồn vào số liệu hàng từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy lượng hàng tồn kho giảm đáng kể. EIA dự báo rằng tổng sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ đạt 9,3 triệu thùng/ngày trong năm 2017, tăng 0,5 triệu thùng/ngày từ năm 2016.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, nhu cầu năm 2017 dự kiến sẽ tăng cùng tốc độ như năm 2016, hay 1,3 triệu thùng/ngày. Nhu cầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng vào năm 2018, mức tăng đạt 1,4 triệu thùng/ngày. "Trên toàn cầu, sự suy giảm của tồn kho thế giới sẽ chậm lại, và chúng tôi đang sửa đổi một chút cho dự báo của chúng tôi cho năm 2017, với mức trần là 55 USD một thùng và mức sàn là 40 USD."
Các nhà phân tích tin rằng sản lượng dầu đá phiến sét đang tăng và nhu cầu dầu mỏ thế giới trì trệ sẽ tiếp tục làm suy yếu hiệp ước nguồn cung của Trung Đông. Sản lượng dầu của Mỹ dự kiến sẽ tăng lên mức cao kỷ lục vào năm 2018, dựa trên sự bùng nổ khai thác hiện nay.
Họ tin rằng căng thẳng ở khu vực vùng Vịnh sẽ không có tác động tiêu cực đến các nguồn cung năng lượng. "Chúng tôi thấy xu hướng dầu đang đi ngang, dành nhiều thời gian hơn ở mức cao của phạm vi 40 hơn là mức thấp của phạm vi 50, một phần là do sự phục hồi của đá phiến và nhu cầu dầu mỏ thế giới trì trệ làm suy yếu nỗ lực hạn chế của Trung Đông."
Nguồn: xangdau.net